Chuyên mục  


"12 oanh tạc cơ tàng hình B-2 Spirit thuộc Không đoàn ném bom số 509 đã thực hiện đợt cất cánh liên tiếp tại căn cứ Whiteman hôm 15/4, kết thúc cuộc diễn tập thường niên Sprit Vigilance. Hoạt động huấn luyện định kỳ bảo đảm các quân nhân luôn sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ tấn công trên phạm vi toàn cầu vào mọi thời điểm", không quân Mỹ cho hay.

12 oanh tạc cơ tương đương gần 70% toàn bộ máy bay B-2 trong biên chế không quân Mỹ hiện nay. Lực lượng này thường chỉ có 11-12 chiếc B-2 đạt khả năng sẵn sàng chiến đấu, số còn lại nằm tại nhà xưởng bảo dưỡng.

12-oanh-tac-co-tang-hinh-my-dan-hang-pho-truong-suc-manh-1713586214.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=01cLtM_AO8_1Zc6kNGk-aQ
12 oanh tạc cơ tàng hình Mỹ dàn hàng phô trương sức mạnh

Phi đội B-2 Mỹ trong diễn tập Spirit Vigilance. Video: USAF

"Triển khai cùng lúc 12 máy bay B-2 là động thái rất ấn tượng, do đây là dòng máy bay đắt tiền nhất của không quân Mỹ và đòi hỏi quá trình bảo dưỡng cực kỳ phức tạp. Đó có thể là thông điệp nhằm phô trương sức mạnh và khả năng sẵn sàng xuất kích của phi đội này", cây bút Oliver Parken viết trên chuyên trang quân sự War Zone.

Spirit Vigilance là hoạt động huấn luyện nhằm cải thiện khả năng chiến đấu của lực lượng đóng tại sân bay Whiteman, căn cứ duy nhất của phi đội B-2 Spirit. Diễn tập cất cánh liên tục sẽ mô phỏng tình huống nổ ra xung đột quy mô lớn, trong đó phi đội B-2 phải gấp rút sơ tán khỏi căn cứ để tránh đòn phủ đầu và tấn công mục tiêu chỉ định trong thời gian ngắn nhất.

B-2 Spirit là mẫu oanh tạc cơ chiến lược được Mỹ ra mắt năm 1988, cũng là phi cơ đắt nhất trong lịch sử. Giá thành chế tạo một chiếc B-2 khi đó là 515 triệu USD, tương đương 1,06 tỷ USD hiện nay. Nếu tính cả chi phí nghiên cứu phát triển, mỗi chiếc Spirit sẽ có giá lên tới 2,1 tỷ USD. Dòng B-2 là mũi nhọn trong mọi đòn đánh phủ đầu của Mỹ, nhờ khả năng tàng hình trước radar đối phương.

Phi đội B-2 Mỹ xếp hàng chờ cất cánh trong diễn tập Spirit Vigilance hôm 15/4. Ảnh: USAF

Mỹ đã sản xuất tổng cộng 21 oanh tạc cơ tàng hình B-2 Spirit, trong đó một chiếc bị phá hủy hoàn toàn do sự cố trong lúc cất cánh tại đảo Guam hồi năm 2008. Một phi cơ khác bị hỏng nặng do cháy trên mặt đất năm 2010, nhưng được sửa chữa và đưa trở lại biên chế với chi phí rất cao.

Hai chiếc gồm Spirit of Hawaii và Spirit of Georgia cũng bị hỏng nặng, mất khả năng hoạt động do sự cố trong lúc hạ cánh hồi năm 2021-2022. Không quân Mỹ đang sửa chữa chiếc Spirit of Georgia, nhưng chưa công bố kế hoạch phục hồi Spirit of Hawaii.

Vũ Anh (Theo War Zone)

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020