Chuyên mục  


Để tìm kiếm mảnh ghép nhân sự cho doanh nghiệp, nhà tuyển dụng luôn cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định lựa chọn nhân viên tiềm năng trong vòng phỏng vấn. Người xin việc qua đó cũng có cơ hội show ra trình độ bản thân để apply vào công việc phù hợp. Dù là người có năng lực nhưng nếu bạn trả lời phỏng vấn không tự tin, ấp ủng... hoàn toàn có thể bị loại ngay lập tức.

Xuất hiện trong chương trình thực tế về nghề nghiệp Cơ Hội Cho Ai, shark Hưng từng bật mí 1 câu mà ông không thích các ứng viên nói về bản thân khi đi xin việc:

"Khi bạn đi làm, đừng bao giờ đến nói với các sếp là em muốn đến đây để học hỏi, có cơ hội thăng tiến, để được thế này được thế kia. Vậy chúng tôi (nhà tuyển dụng) nhận được gì từ các bạn?"

Câu hỏi của Shark Phạm Thanh Hưng khiến nhiều bạn trẻ phải suy ngẫm

Theo shark Hưng, khả năng học hỏi không phải là điểm cộng trong quá trình phỏng vấn nên đừng bao giờ nói rằng: "Tuy chưa có kinh nghiệm nhưng em sẽ học hỏi nhanh". Bởi vì, doanh nghiệp tuyển bạn về để làm việc chứ không có thời gian cho bạn học hỏi trau dồi.

Thế nhưng thực tế cho thấy đa phần các ứng viên trẻ khi đi xin việc thường muốn học hỏi nhiều hơn là bắt tay ngay vào công việc. Thay vì cho nhà tuyển dụng thấy bản thân chưa có nhiều kinh nghiệm trong nghề, ứng viên nên chứng minh những giá trị có thể mang lại cho công ty mình đang ứng tuyển. Chẳng hạn như show ra điểm mạnh về khả năng ngoại ngữ, làm việc nhóm, thuyết trình,... hay bất cứ tài lẻ nào, bạn đều có thể đánh gục các sếp lớn.

Đôi khi, có nhiều sinh viên mới ra trường chưa có kinh nghiệm nhưng lại đòi hỏi quyền lợi bản thân nhận được từ phía tuyển dụng. Chẳng hạn những yêu cầu "trời ơi đất hỡi" như: Sẽ được nhận được ưu đãi thế nào, lương thưởng bao nhiêu, được đào tạo ra sao, nhận được vị trí nào,....

Trong khi đó, họ lại không chỉ ra được kinh nghiệm, năng lực... có thể đáp ứng được công việc => Điều đó khiến ứng viên mất điểm trong quá trình phỏng vấn xin việc.

Theo shark Hưng, các ứng viên cần show ra được kinh nghiệm làm việc của mình, thay vì chỉ thể hiện lòng nhiệt huyết... (Ảnh minh hoạ)

Tất nhiên đối với những người có năng lực giỏi và tích lũy kha khá kinh nghiệm, họ hoàn toàn có thể đưa ra những yêu cầu tương xứng với giá trị bỏ ra cho công việc. Còn đối với những sinh viên mới ra trường và chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm, các ông chủ cần thấy ở ứng viên sự cầu tiến, mong muốn đóng góp cho doanh nghiệp. Người xin việc cần vạch ra những hoạch định cụ thể để đối phương biết được năng lực của mình phù hợp với vị trí nghề nghiệp mà họ tìm kiếm.

Có thể nói, tuyển dụng là một cuộc giao dịch công bằng: Ứng viên bán cái mình có, doanh nghiệp mua cái họ cần. Nghĩa là, bạn phải chứng minh được bản thân đang sở hữu những điều mà nhà tuyển dụng tìm kiếm.

Vậy nên, trong quá trình apply xin việc, tuyệt đối không đòi hỏi thực dụng những điều bản thân muốn nhận được nếu như bạn không đủ năng lực đảm nhận vị trí đó.

Bên dưới đoạn video được chia sẻ, nhiều ứng viên đã trải qua quá trình phỏng vấn liền chia sẻ kinh nghiệm họ tích lũy được. Tổng hợp ý kiến đều xoay quanh 4 cái NÊN như sau:

- Thay vì đòi hỏi nhà tuyển dụng phải đáp ứng những quyền lợi, NÊN đưa ra kinh nghiệm có thể giúp ích cho doanh nghiệp.

- Không nói mình có khả năng học hỏi nhanh, NÊN chứng minh bằng ví dụ cụ thể, thiết thực trong cuộc sống.

- Không kể những điều viển vông trong tương lai, NÊN cho họ thấy kỹ năng có thể ứng dụng vào thực tế công việc.

- Đừng để nhà tuyển dụng thấy lỗ hổng về kinh nghiệm, NÊN show rõ ý chí cầu tiến và sự tự tin.

Hi vọng những tips hữu ích trên sẽ giúp bạn thành công ngay lần đầu xin việc!

Nguồn: TikTok Cơ Hội Cho Ai

https://kenh14.vn/tuyet-doi-khong-nen-noi-1-cau-nay-khi-di-phong-van-neu-khong-ban-se-co-90-nguy-co-bi-tach-luon-20220111113034497.chn

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020