"Chữa lành" trở thành cụm từ nhận được sự quan tâm của nhiều người gắn liền với các nhu cầu liên quan đến giải trí và du lịch. Trong thời đại của công việc và sự cạnh tranh gay gắt, việc con người tìm đến các phương thức "chữa lành" được xem như cách họ có thể "sạc pin" năng lượng cho bản thân và tìm kiếm những sự phát triển từ sâu bên trong.
Cũng chính điều này đã khiến các khối ngành liên quan đến Du lịch ngày càng phát triển và đòi hỏi nguồn nhân lực khá cao. Thực tế ngành học này không phải quá mới khi đã được phát triển trong chương trình học tại nhiều nơi từ lâu, tuy nhiên với nhu cầu ngày càng cao thì ngành Du lịch hứa hẹn sẽ còn tiếp tục phát triển.
Nhu cầu đi "chữa lành" ngày càng cao khiến ngành Du lịch phát triển mạnh mẽ
Nhóm ngành "chữa lành" hot hơn bao giờ hết
Ngành Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp có liên quan đến lĩnh vực này. Các nhóm ngành sẽ được đào tạo bài bản về chuyên môn, kỹ năng để có thể làm việc trong các tổ chức, công ty du lịch, khách sạn và nhà hàng nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng của khách hàng trong và ngoài nước.
Thời điểm hiện tại, Du lịch được xem như nhóm ngành học có nhiều tiềm năng phát triển với mức điểm đầu vào tương đối cao tại nhiều trường đại học, cao đẳng... Theo thống kê trong dịp lễ 30/4 - 1/5 vừa qua, có khoảng 9 triệu lượt khách đến các địa điểm tham quan du lịch, trong đó hơn 3 triệu khách lưu trú.
Nhu cầu du lịch của người dân ngày càng tăng cao và không có dấu hiệu "hạ nhiệt".
Bên cạnh đó, theo báo cáo của Cục Du lịch quốc gia, nước ta sẽ đón khoảng 18 triệu khách quốc tế, nhân lực cần khoảng 5,5 triệu người trong năm 2025. Những con số "biết nói" này cho thấy sự gia tăng vô cùng lớn của nguồn lao động trong lĩnh vực du lịch, đồng thời hứa hẹn về tiềm năng phát triển của ngành trong tương lai.
Tiềm năng triển vọng, không lo thất nghiệp
Du lịch sở hữu cơ hội học tập và việc làm đa dạng phù hợp với nhau cầu về nhân lực và mong muốn của sinh viên. Cụ thể, ngành học này sẽ chia thành một số ngành chính như: Quản trị nhà hàng và khách sạn, Quản trị du lịch và lữ hành, Kinh tế du lịch, Truyền thông - Marketing du lịch, Hướng dẫn viên du lịch.
Ngành Du lịch được chia ra làm nhiều nhóm nghề khác nhau
Sinh viên khi ra trường sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức, kỹ năng chuyên môn để có thể làm việc trong các lĩnh vực có liên quan, cũng như bổ sung nguồn nhân lực lớn cho ngành Du lịch. Trong bối cảnh biến động kinh tế, Du lịch vẫn được xem là ngành nghề có thể "trụ vững" khi sở hữu nhiều tiềm năng, thậm chí không phải lo lắng về chuyện thất nghiệp.
Trung bình mức lương của hướng dẫn viên sẽ dao động trong khoảng 10 - 20 triệu mỗi tháng, quản lý khách sạn có khoảng 15 - 30 triệu mỗi tháng và chuyên viên marketing - du lịch rơi vào khoảng 12 - 25 triệu mỗi tháng... Tuy nhiên, nguồn thu nhập này vẫn chỉ mang tính tham khảo cơ bản, chúng vẫn còn phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và khả năng làm việc của mỗi người.
Thu nhập của ngành Du lịch rất đáng để sinh viên kỳ vọng.
Học Du lịch ở đâu?
Với sự phát triển về nhu cầu nhân lực như hiện nay và tiềm năng phát triển không giới hạn, nhiều cơ sở giáo dục uy tín cũng đã nhanh chóng đưa Du lịch với nhiều nhóm chuyên ngành khác nhau vào chương trình dạy học. Sinh viên sẽ được giảng dạy bởi nhiều giảng viên, chuyên gia... có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực du lịch, cũng như cơ hội được tiếp xúc trực tiếp và trải nghiệm công việc từ sớm.
Sinh viên cần trang bị nhiều kỹ năng, đặc biệt là về ngoại ngữ để đáp ứng nhu cầu việc làm
Người học có thể tham khảo một số ngôi trường dưới đây:
- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP.HCM
- Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
- Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng
- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân
- Trường Cao đẳng Du lịch Hà Nội
- Trường Cao đẳng Quốc tế Sài Gòn
- Trường Cao đẳng FPT Polytechnic...
Tổng hợp