Chuyên mục  


Mua bán nhà đất giấy viết tay là gì?

Mua bán nhà đất giấy viết tay chính là hình thức mua bán thỏa thuận dân sự giữa người dân với nhau không có  sự chứng dám của pháp luật hay cơ quan chính quyền địa phương. Việc mua bán giấy tờ viết tay thường chứa nhiều rủi ro nếu như không may có tranh chấp kiện tụng xảy ra. Bên cạnh đó, khi mua bán giấy viết tay sẽ khó lòng làm được Sổ đỏ - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nhưng theo quy định những người mua bán giấy viết tay nhưng đáp ứng đủ 3 điều kiện này sẽ được cấp Sổ đỏ - Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định. Đó là ai không biết thì quá phí

cap-so-do-1530.jpg

Người mua bán nhà đất giấy viết tay đủ 3 điều kiện này được cấp Sổ Đỏ

Người đáp ứng đủ 3 điều này được cấp Sổ Đỏ khi mua bán giấy tờ viết tay

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 54 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP, người sử dụng đất có đất được mua, tặng cho bằng giấy viết tay thực hiện thủ tục cấp sổ đỏ mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng khi thuộc một trong những trường hợp sau đây và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.

- Đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 1.1.2008.

- Đang sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất từ ngày 1.1.2008 đến trước ngày 1.7.2014 mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 100 Luật đất đai 2013 và Điều 18 Nghị định 43/2014/ND-CP.

- Đất không có sự tranh chấp, kiện tụng.

nguoi-mua-ban-giay-to-viet-tay-co-du-3-dieu-kien-nay-se-duoc-cap-so-do-1530.jpg

Ai mua bán nhà đất giấy viết tay được cấp sổ đỏ

 Các bước để cấp sổ đỏ cho người mua bán giấy viết tay

Theo đó, thủ tục cấp sổ đỏ đối với đất mua bằng giấy viết tay được thực hiện theo quy định tại Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP như sau:

Bước 1. Nộp hồ sơ

- Trường hợp 1: Cá nhân, hộ gia đình nộp hồ sơ tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất nếu có nhu cầu.

- Trường hợp 2: Cá nhân, hộ gia đình không nộp tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất.

+ Địa phương có bộ phận một cửa thì nộp hồ sơ và nhận kết quả tại bộ phận một cửa.

+ Địa phương chưa thành lập một phận một cửa thì nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan đăng ký đất đai (Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai hoặc nộp tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất nếu chưa có chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai).

Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ

- Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa nộp lệ phí thì trong thời gian tối đa 3 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ sẽ thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung và hoàn chỉnh hồ sơ.

- Sau khi nhận đủ hồ sơ, cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận hồ sơ và hẹn ngày trả kết quả.

Bước 3: Giải quyết hồ sơ

Trong giai đoạn này, khi nhận được thông báo nộp tiền của cơ quan thuế, người nộp hồ sơ nộp theo đúng số tiền, thời hạn như thông báo và lưu giữ chứng từ thực hiện nghĩa vụ tài chính để xuất trình khi nhận Giấy chứng nhận.

Bước 4: Trả kết quả

Giấy chứng nhận sẽ được trao cho người dân trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ ngày thực hiện xong thủ tục.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020