Chuyên mục  


Thẻ Căn cước khác thẻ CCCD ở điểm nào?

Ngày 27/11/2023, Quốc hội ban hành Luật Căn cước số 26/2023/QH15. Theo luật mới, thẻ Căn cước công dân chính thức được đổi tên thành thẻ Căn cước. Luật Căn cước mới đã có hiệu lực từ ngày 01/7/2024.

Theo Bộ Công an, việc thay đổi này phù hợp vưới thông lệ quốc tế. Nhiều nước trên thế giới cũng sử dụng thẻ Căn cước cho công dân nước họ. Việc đổi từ thẻ CCCD sang thẻ Căn cước nhằm đảm bảo tính phổ quát và tạo tiền đề cho hội nhập quốc tế.

Đổi tên giấy tờ tùy thân là CCCD thành thẻ Căn cước cũng sẽ bao quát hơn và đối tượng và phạm vi điều chỉnh. Trước đây, thẻ CCCD chỉ cấp cho công dân Việt Nam. Khi nói đến CCCD là nói đến các thông tin cá nhân của người đó.

Tuy nhiên, thẻ Căn cước có phạm vi áp dụng rộng hơn, được cấp cho cả công dân Việt Nam và công dân gốc Việt Nam đang sinh sống trong lãnh thổ Việt Nam hoặc người chưa xác định được quốc tịch.

So với thẻ CCCD, thẻ Căn cước có phần mã hóa với nhiều thông tin hơn, bao gồm thông tin về cha, mẹ, vợ, chồng, con, người đại diện hợp pháp, người được đại diện của người đó. Thông tin về các cá nhân liên quan bao gồm họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân, số chứng minh nhân dân 09 số, quốc tịch.

doi-the-can-cuoc-cong-dan-thanh-the-can-cuoc-phunutoday-01-2241.jpg

Thẻ Căn cước được tích hợp nhiều thông tin về người thân của công dân.

Vì vậy, việc để thẻ CCCD không còn phù hợp vì CCCD chỉ thể hiện thông tin nhân thân của riêng công dân đó. Trong khi đó, thẻ Căn cước có tích hợp thông tin của người thân trong mã QR.

Tất cả các thông tin trên thẻ Căn cước đều cụ thể, chi tiết, tích hợp nhiều công nghệ hiện đại hơn so với thẻ CCCD. Do đó, thẻ Căn cước cũng mang lại nhiều đặc điểm hữu ích nổi bật cho công dân.

Trường hợp với đổi từ thẻ CCCD sang thẻ Căn cước

Điều 46 Luật Căn cước quy định về việc chuyển tiếp từ thẻ CCCD sang thẻ Căn cước như sau:

"1. Thẻ căn cước công dân đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có giá trị sử dụng đến hết thời hạn được in trên thẻ, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. Công dân khi có nhu cầu thì được cấp đổi sang thẻ căn cước.

2. Chứng minh nhân dân còn hạn sử dụng đến sau ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì có giá trị sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024. Các loại giấy tờ có giá trị pháp lý đã phát hành có sử dụng thông tin từ chứng minh nhân dân, căn cước công dân được giữ nguyên giá trị sử dụng; cơ quan nhà nước không được yêu cầu công dân thay đổi, điều chỉnh thông tin về chứng minh nhân dân, căn cước công dân trong giấy tờ đã cấp.

3. Thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân hết hạn sử dụng từ ngày 15 tháng 01 năm 2024 đến trước ngày 30 tháng 6 năm 2024 thì tiếp tục có giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2024.

4. Quy định về việc sử dụng căn cước công dân, chứng minh nhân dân trong các văn bản quy phạm pháp luật ban hành trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành được áp dụng như đối với thẻ căn cước quy định tại Luật này cho đến khi văn bản quy phạm pháp luật đó được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế.”.

Theo đó, nếu rơi vào trường hợp thẻ CCCD hết hạn, người dân bắt buộc phải đổi từ thẻ CCCD sang thẻ Căn cước.

Bên cạnh đó, các trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ Căn cước được quy định tại Điều 24 của Luật Căn cước. Cụ thể:

- Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;

- Thay đổi, cải chính thông tin về họ, chữ đệm, tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh;

- Thay đổi nhân dạng; bổ sung thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay; xác định lại giới tính hoặc chuyển đổi giới tính theo quy định của pháp luật;

- Có sai sót về thông tin in trên thẻ căn cước;

- Theo yêu cầu của người được cấp thẻ căn cước khi thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp đơn vị hành chính;

- Xác lập lại số định danh cá nhân;

- Khi người được cấp thẻ căn cước có yêu cầu.

Cùng với đó, các trường hợp cấp lại thẻ căn cước bao gồm:

- Bị mất thẻ căn cước hoặc thẻ căn cước bị hư hỏng không sử dụng được, trừ trường hợp quy định tại Điều 21 của Luật này;

- Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020