Chuyên mục  


''Nhưng giờ không buồn nữa. Thằng bé là con trai tôi và tôi tự hào về những gì đã trải qua để có được con'', người phụ nữ 53 tuổi nói.

Để được ôm con vào lòng khi ở tuổi ngoài 50, Bailey phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, cả sợ hãi và thất vọng. ''Nhưng tôi không muốn phải nhận phản ứng dữ dội và tiêu cực vì sinh con ở độ tuổi này'', người mẹ nói.

Bailey là một trong 19 phụ nữ Singapore sinh con ở tuổi 50 trở lên, năm 2023, góp phần phản ánh sự thay đổi ranh giới độ tuổi của phụ nữ trở thành mẹ trong 20 năm qua.

Theo báo cáo hàng năm của Singapore, từ 1989 - 2009, chỉ có 6 phụ nữ ở độ tuổi 50 trở lên đã sinh con. Trong giai đoạn 2010-2019, con số tăng gấp 5, khi 33 phụ nữ trong nhóm tuổi này sinh 41 em bé.

Bailey rất thích trẻ con. Sau kết hôn với kỹ sư Stephen Bailey năm 2010, chị mong có con. Nhưng điều đó không thể diễn ra tự nhiên. Năm 2012, chị Bailey, khi đó 42 tuổi, đến bệnh viện làm thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).

Vào thời điểm đó, một phụ nữ chỉ được phép trải qua tối đa 10 chu kỳ công nghệ hỗ trợ sinh sản cho đến khi 40 tuổi. Quy định này đã được dỡ bỏ từ đầu năm 2020.

"Tôi đã ngoài 40 tuổi. Tôi cảm thấy nản khi bác sĩ nói chỉ có 35% khả năng mang thai thành công", chị kể.

Mẹ đẻ của Bailey khi đó không chấp nhận đứa trẻ sinh ra từ IVF, nên chị cũng từ bỏ ý định.

Kỹ sư Stephen Bailey và vợ Suan sinh con trai Remy vào năm 2023, khi người vợ ở tuổi 52. Ảnh: BRIAN TEO

Nhưng năm 2021, khi đến thăm anh trai, gặp hai cháu gái song sinh chào đời nhờ IVF, bản năng làm mẹ trỗi dậy trong chị. ''Đó là lúc tôi quyết định phải có một đứa con'', người mẹ kể.

Bailey lên mạng tìm kiếm thông tin về phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm dành cho phụ nữ từ 45 tuổi trở lên. Thông tin có được rất ít ỏi, nhưng chị biết có một phụ nữ 74 tuổi ở Ấn Độ sinh hai con gái bằng IVF.

Chị định nhờ người mang thai hộ, nhưng Stephen kịch liệt phản đối. Anh muốn có con với chị, không phải người khác.

Qua một người bạn giới thiệu, năm 2022, vợ chồng chị bay đến Thái Lan tìm bác sĩ. Ở tuổi 51, chị phải trải qua chế độ chăm sóc sức khỏe kỹ càng trước khi thụ thai. Trong khoảng hơn một tháng, họ phải đến Bangkok 5 lần.

Tuy nhiên, lần IVF đầu tiên đã thất bại. Khoảng một tháng sau, Bailey bay đến Bangkok làm IVF thứ hai. Chị trở về Singapore vào cùng ngày sau khi cấy ghép.

Họ cầu nguyện phép màu xảy ra và nó đã xảy ra. ''Tôi chưa bao giờ hạnh phúc như thế trong đời, nhưng vẫn có nỗi sợ hãi và lo lắng rằng mọi thứ có thể trở nên tồi tệ", chị nhớ lại.

Bailey chi khoảng 50.000 USD cho chi phí IVF và tiền thuê căn hộ dịch vụ ở Bangkok.

Giống như những phụ nữ lớn tuổi khác, chị mắc các bệnh như huyết áp cao và lượng đường trong máu cao, nguy cơ tiền sản giật, khiến việc sinh nở trở nên nguy hiểm.

"Bác sĩ muốn tiến hành mổ lấy thai sớm, nhưng tôi đã mặc cả để giữ bé trong bụng mẹ cho đến tuần thứ 36", chị kể.

Lúc sinh, phổi của bé Remy chưa phát triển hoàn thiện. Bé được đưa thẳng đến NICU (phòng chăm sóc tích cực cho trẻ sơ sinh) suốt 6 ngày, sau khi Stephen cắt dây rốn.

Bây giờ, ở tuổi lên một, Remy là một cậu bé khỏe mạnh và luôn tò mò về mọi thứ xung quanh.

Vợ chồng chị thuê một người giúp việc để làm việc nhà và chăm sóc Remy. Nhưng họ cũng làm việc tại nhà để canh chừng con nhỏ. Người mẹ nói chuyện với con bằng phương ngữ Triều Châu. Chồng chị ấp ủ sẽ dạy con thêm tiếng Pháp, tiếng Đức.

Bên cạnh niềm hạnh phúc, vợ chồng lớn tuổi phải đối mặt với rất nhiều lời chỉ trích. Mọi người buộc tội họ ích kỷ, gây áp lực không đáng có cho bản thân và con cái.

Để sống lành mạnh, chị cố gắng tránh ra những lời tiêu cực, đồng thời tận hưởng niềm hạnh phúc khi có con.

"Tôi thực sự tin rằng đây là thời điểm tốt nhất để sinh con", chị Bailey nói.

Nhật Minh (Theo Straitimes)

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020