Chuyên mục  


Đặt bát nước vào tủ lạnh qua đêm

Tủ lạnh là vật dụng được dùng 24/24, kể cả mùa hè hay mùa đông để việc bảo quản thực phẩm.

Tuy nhiên, chính điều này cũng khiến hóa đơn tiền điện tăng cao mỗi tháng. Để tiết kiệm tiền điện mỗi tháng, một mẹo cực kỳ đơn giản bất kỳ ai cũng có thể thực hiện được, đó là để một bát nước vào tủ lạnh.

Cách làm rất đơn giản. Trước khi đi ngủ buổi tối, bạn hãy lấy một bát (hoặc khay, cốc... đều được) và để trong ngăn đá tủ lạnh (nên đặt vào ban đêm)...

Mọi người lưu ý phải thực hiện đúng thời gian là ban đêm thì mới có tác dụng.

Sáng hôm sau, bạn lấy bát nước đã đóng đá ra và để ở ngăn mát tủ lạnh. Thực hiện cách làm này mỗi ngày.

Khi bạn hiểu được nguyên lý làm mát của tủ lạnh, bạn sẽ hiểu rõ ưu điểm của cách làm này. Vào ban đêm, tủ lạnh không sử dụng, để bát nước/hoặc khay nước vào ngăn đá thì khả năng làm lạnh sẽ nhanh và không tiêu hao điện năng lớn như ban ngày.

tulanh-2141.jpg

Khi để bát nước đông đá vào ngăn mát, chúng sẽ rã đông dần dần. Từ đó cung cấp khí mát mà không cần phải dùng đến điện để làm mát ngăn bảo quản này. Vì vậy tủ lạnh sẽ không phải tiêu hao quá nhiều điện năng.

Không chỉ vậy, trong quá trình rã đông trong ngăn mát, bát nước này cung cấp thêm hơi nước giúp thực phẩm, khiến rau quả không bị héo nhanh, duy trì được độ tươi ngon, kéo dài thời gian bảo quản.

Cách tiết kiệm điện khi dùng tủ lạnh

Không được chất quá đầy quá đồ ăn trong tủ lạnh

Giữa các đồ ăn cần phải chừa ra một khoảng cách để khí lạnh có thể đối lưu, lượng điện tổn hao sẽ giảm xuống.

Nước nóng, rau nóng, cơm nóng phải để nguội hẳn mới cho vào tủ lạnh

Nếu cho vào khi còn nóng sẽ làm nhiệt độ trong tủ tăng lên quá nhanh, làm điện hao nhiều hơn. Nên dùng đồ đựng bằng kim loại thay cho đồ nhựa. Hiện nay trên thị trường bán rất nhiều những hộp đựng bằng nhựa chuyên dụng cho tủ lạnh. Loại hộp này có ưu điềm là nhẹ sạch sẽ và giá lại rẻ do tính năng dẫn lạnh của nó rất kém nên thời gian làm lạnh sẽ dài ra. Nếu dùng đồ đựng bằng nhôm hay thép không rỉ thì thời gian làm lạnh sẽ được rút ngắn, điện được tiết kiệm hơn.

1-1564830821-880-width640height480schemaarticle-2141.jpg

Khi mua tủ lạnh, chọn tủ có màu sáng vì màu tối hấp thụ nhiệt nhiều hơn

Ngoài ra, trên thị trường bây giờ cung cấp nhiều loại tủ có khả năng tiết kiệm điện rất tốt. Để “nhận diện” tủ lạnh tiết kiệm điện, người mua phải dựa vào công nghệ nhà sản xuất áp dụng hoặc các tính năng hoạt động tiện ích hơn của chúng. Các thông tin này được cung cấp đầy đủ ngay trên bề mặt sản phẩm hoặc tờ hướng dẫn của nhà sản xuất.

Thêm nhựa xốp vào ngăn giữ lạnh

Khi thực phẩm cần giữ chỉ chiếm một diện tích nhỏ buồng giữ lạnh, bạn có thể đem những miếng nhựa xốp chứa đầy vào buồng giữ lạnh, từ 1-2 ngăn. Tính dẫn nhiệt của nhựa xốp rất kém, hầu như không hút khí lạnh bên trong tủ. Làm theo cách trên, dung tích ban đầu của tủ lạnh bị thu nhỏ lại, làm cho thời gian làm việc của bộ phận chế lạnh được trút ngắn, tất nhiên là điện sẽ được tiết kiệm.

Dùng mảnh nylon trong làm rèm che để ngăn sự đối lưu giữa hai luồng khí trong và ngoài tủ lạnh

Mỗi khi mở cửa tủ để lấy thực phẩm ra dùng, không khí lạnh bên trong tủ sẽ đối lưu rất nhanh với không khí nóng ở bên ngoài tủ, làm cho nhiệt độ bên trong tủ cao lên, từ đó hao điện nhanh hơn. Bạn có thể dùng một mảnh ny lon trong, to hơn cửa của khoang giữ lạnh một chút làm rèm che để ngăn cản sự đối lưu giữa hai luồng không khí trong và ngoài. Làm thế vừa tiết kiệm vừa là bảo vệ máy.

Tủ lạnh cần phải để vào chỗ thông gió, thoáng mát

Bởi vì, nhiệt độ không gian càng cao, nhiệt lượng truyền vào tủ càng nhiều, càng tản nhiệt chậm, điện càng hao nhiều hơn. Cố gắng hạn chế số lần mở cửa tủ lạnh. Mở càng nhiều, lượng điện tổn hao sẽ càng nhiều hơn. Muốn không khí lưu thông xung quanh tủ lạnh và để chống ẩm, bạn có thể kê tủ cách mặt đất hơn 5cm.

download-2-2141.jpg

Thường xuyên vệ sinh tủ lạnh

Bụi bẩn bám và tích tụ vào bề mặt dàn nóng, dàn lạnh, lưới lọc... làm trở ngại cho việc trao đổi nhiệt, làm máy chậm lạnh. Với lưới lọc bụi, vệ sinh khoảng một tháng/lần. Bạn có thể tự làm, tháo ra và rửa sạch bằng bàn chải và xà bông.

Khoang chứa nước do quá trình làm lạnh tạo ra (thường nằm phía đáy, mặt sau của tủ lạnh) cũng cần thường xuyên được đổ đi. Nước này thường có cặn bẩn, thậm chí có cả xác côn trùng trong nhà rơi vào. Nếu để nước quá đầy có thể gây tràn, chập mạch hoặc gây rò điện mà chủ nhân không biết, vì thế hao điện hơn.

Các bước vệ sinh tủ lạnh tại nhà

Bước 1: Chuẩn bị các vật dụng cần thiết.

Đầu tiên, bạn cần chuẩn bị các vật dụng cần thiết để vệ sinh tủ lạnh được dễ dàng hơn. Các vật dụng ấy bao gồm:

- Túi (bao) rác.

- Nước ấm, xà phòng.

- Khăn sạch.

- Giấm.

Bước 2: Ngắt nguồn điện và dọn mọi thứ trong tủ lạnh.

Trước khi bắt đầu vệ sinh tủ lạnh, bạn cần chắc chắn rằng tủ lạnh của bạn hiện không đang kết nối với bất cứ nguồn điện nào. Điều này nhằm đảm bảo cho sự an toàn của bạn.

Nếu là tủ lạnh mới mua, bên trong sẽ còn một số giấy về thông tin sản phẩm, hướng dẫn sử dụng, các lưu ý khi dùng,… Bạn cần lấy hết những vật còn sót trong tủ lạnh và cho vào túi rác.

Đối với tủ lạnh đã sử dụng lâu, bạn hãy gom hết mọi thứ bên trong để việc tiến hành dọn vệ sinh được dễ dàng hơn. Phân loại các thực phẩm bên trong tủ lạnh. Các thực phẩm mốc, quá hạn cần cho vào túi rác. Đặc biệt, với những thực phẩm dễ bị hư khi để ở môi trường bên ngoài như các chế phẩm từ sữa (sữa, sữa chua, váng sữa,…) thì cần được cho ngay hộp mát được cách nhiệt hoặc trong hộp chứa đá lạnh.

Bước 3: Rửa các bộ phận bên trong tủ lạnh

Sau khi đã dọn hết mọi thứ bên trong tủ lạnh, bạn hãy tháo các bộ phận di động của tủ lạnh như kệ và các ngăn kéo. Tiếp theo, bạn hãy rửa sạch chúng bằng nước và xà phòng. Bạn cần để chúng thật khô ráo trước khi lắp ráp vào.

Bạn dùng một chiếc khăn sạch, đã được ngâm nước nóng để nguội để lau sơ toàn bộ bên trong tủ lạnh. Ngoài ra, nếu bạn muốn kỹ hơn thì có thể sử dụng khăn khô để lau trước. Tuy nhiên, ở bước này bạn cần lưu ý là không dùng nước quá nóng. Nguyên nhân là nếu làm thay đổi nhiệt độ đột ngột bên trong tủ lạnh thì có thể làm hổng các bộ phận này. Do đó, bạn chỉ nên dùng nước ấm nếu muốn sạch hơn hoặc chỉ cần dùng nước lạnh là đủ.

Bước 4: Vệ sinh tủ lạnh bằng giấm

Nguyên liệu giúp vệ sinh tủ lạnh tại nhà vô cùng dễ kiếm chính là giấm. Giấm các các dụng tiêu diệt nấm mốc, vi khuẩn và các mùi hôi từ thực phẩm bên trong tủ lạnh. Điều đặc biệt ở nguyên liệu này là bạn có thể sử dụng bất cứ loại giấm nào mà bạn hiện có ngay tại nhà. Chúng rất dễ kiếm và mua ở bất cứ tiệm tạp hóa, chợ hoặc siêu thị nào.

Bạn hãy lấy một bình giấm nguyên chất xịt và lau sạch bên trong tủ lạnh. Bạn cần chú ý kỹ giữa các ngách và lau sạch kể cả trên cửa tủ. Tiếp đến, bạn dùng khăn sạch để lau sơ qua lại toàn bộ tủ.

Bước 5: Lắp ráp các bộ phận trở lại

Sau khi mọi thứ đã khô ráo, bạn hãy lắp ráp mọi thứ lại như ban đầu. Bạn không nên cho vào tủ lạnh lại ngay mà nên đợi sau khi cắm điện 30 phút. Lưu ý, trước khi cho thức ăn vào tủ, bạn cần bảo đảm lau khô phần thân tủ lạnh cũng như các lọ hộp thực phẩm sẽ được cho vào tủ lạnh.

Bước 6: Vệ sinh bên ngoài tủ lạnh

Đừng quên vệ sinh bên ngoài tủ lạnh. Đôi khi bên ngoài tủ lạnh lại là nơi tồn tại nhiều vết bấn nhất. Hãy xịt giấm lên, chờ 1 – 2 phút rồi dùng giẻ mềm sạch, khô để lau thật sạch cửa và tay nắm của tủ lạnh.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020