Chuyên mục  


'Vẫy tay qua đường' không còn là cử chỉ mà trở thành nghĩa vụ

Mới nghe qua, ai cũng tưởng chừng như đây là câu chuyện hài hước câu view' nhưng quy định mới trong Nghị định 168/2024/NĐ-CP đã chỉ rõ, từ ngày 1/1/2025, người dân đi bộ qua đường mà không “vẫy tay” sẽ phải nộp phạt từ 150.000 đến 250.000 đồng. Sau khi đọc xong quy định này, chắc hẳn nhiều người sẽ phải tập dần thói quen mới khi sang đường nếu không muốn bị phạt như "chơi".

Điều 30. Người đi bộ; trẻ em, phụ nữ mang thai, người già yếu, người khuyết tật, người mất năng lực hành vi dân sự tham gia giao thông đường bộ

1. Người đi bộ phải tuân thủ các quy định sau đây:

a) Phải đi trên vỉa hè, lề đường, đường dành riêng cho người đi bộ; trường hợp đường không có vỉa hè, lề đường, đường dành riêng cho người đi bộ thì người đi bộ phải đi sát mép đường bên phải theo chiều đi của mình;

b) Chỉ được qua đường ở những nơi có đèn tín hiệu, có vạch kẻ đường hoặc có cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ và phải tuân thủ tín hiệu chỉ dẫn, báo hiệu đường bộ. Trường hợp không có đèn tín hiệu, vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ thì phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn, khi qua đường phải có tín hiệu bằng tay;

[....]

Theo quy định, người đi bộ phải thực hiện tín hiệu bằng tay khi qua đường tại các vị trí không được trang bị đèn tín hiệu giao thông, vạch kẻ đường dành cho người đi bộ, cầu vượt hoặc hầm đi bộ.

Như vậy, có thể hiểu tín hiệu bằng tay khi qua đường được sử dụng để thông báo ý định của người đi bộ cho các phương tiện giao thông đang di chuyển, đặc biệt là trong trường hợp không có đèn tín hiệu, vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ. Hành động này nhằm đảm bảo an toàn cho người đi bộ và các phương tiện tham gia giao thông.

edit-nguoi-di-bo-1736836375539868261084.jpeg

Người đi bộ qua đường nếu không phát tín hiệu có thể sẽ bị nộp phạt theo quy định. (Ảnh: TL)

Người dân cần rèn ý thức 'vẫy tay qua đường' khi đi bộ

Từ ngày 1/1/2025, việc đi bộ không còn là chuyện đơn giản như ngày xưa nữa. Theo đó, người dân phải tuân thủ theo các quy định mới, từ việc đi sát mép đường, không vượt dải phân cách, cho tới việc mang vác đồ cồng kềnh cũng phải đảm bảo an toàn.

Đáng chú ý, việc quan trọng nhất là mỗi khi qua đường người dân phải đưa tín hiệu bằng tay nếu không có tín hiệu đèn hay vạch kẻ đường. Có lẽ, việc tập thói quen vẫy tay qua đường sẽ trở thành thói quen mới của người dân khi bước xuống lòng đường.

Mức phạt đối với người không thực hiện tín hiệu bằng tay khi qua đường cụ thể như sau:

Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 10 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ như sau:

Điều 10. Xử phạt người đi bộ vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

1. Phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không đi đúng phần đường quy định; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định; đi qua đường không có tín hiệu bằng tay theo quy định;

b) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của đèn tín hiệu, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 2 Điều này;

c) Không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn của người điều khiển giao thông hoặc người kiểm soát giao thông.

2. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người đi bộ thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Đi vào đường cao tốc, trừ người phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc;

b) Mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông;

c) Đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy.

Như vậy, từ 1/1/2025, người đi bộ qua đường không vẫy tay (không có tín hiệu bằng tay) sẽ bị phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng theo quy định của pháp luật.Như vậy, từ 1/1/2025, người đi bộ qua đường không vẫy tay (không có tín hiệu bằng tay) sẽ bị phạt tiền từ 150.000 đồng đến 250.000 đồng theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Mức phạt này áp dụng đối với trường hợp người đi bộ qua đường ở nơi không có đèn tín hiệu, vạch kẻ đường, cầu vượt, hầm dành cho người đi bộ. Theo đó, người đi bộ phải quan sát các xe đang đi tới, chỉ qua đường khi bảo đảm an toàn, khi qua đường phải có tín hiệu bằng tay.

Quy định mới có tăng thêm áp lực cho người dân?

Việc đưa quy định mới vào luật giao thông đường bộ nhằm đảm bảo an toàn cho người tham gia giao thông trên các tuyến đường. Tuy nhiên, nhiều câu hỏi đặt ra liệu việc qua đường bắt buộc phải có tín hiệu bằng tay có gây thêm áp lực cho người dân, đặc biệt là người lớn tuổi hay trẻ em?

Sau khi bài đăng thông báo về quy định mới ra, cộng đồng 'giang cư mận' đã có nhiều ý kiến trái chiều cho rằng quy định này đưa ra là không hợp lý.

Dù có phần gây tranh cãi nhưng quy định trên đã đưa ra một thông điệp sâu sắc: an toàn giao thông là trách nhiệm của mỗi người (không chỉ là những tài xế mà còn bao gồm cả người đi bộ). Sự thay đổi nhỏ trong hành vi của mỗi người dân như việc dơ tín hiệu vẫy tay qua đường có thể tạo ra những tác động lớn đến an toàn chung của xã hội.

Dẫu biết rằng không ít người sẽ phải 'mắt chữ a mồm chữ o' khi nghe đến việc phải nộp phạt chỉ vì quên vẫy tay nhưng có thể nhờ việc này sẽ giúp mỗi người nâng cao ý thức về việc giữ an toàn khi tham gia giao thông. Bên cạnh đó, việc vẫy tay sang đường cũng có thể trở thành một nét đẹp văn hóa giao thông mới, góp phần làm cho đường phố Việt Nam an toàn và văn minh hơn.

avatar1736812566044-1736812566749717012676-0-89-315-593-crop-17368126253761350539659.jpgSở GTVT Hà Nội nói gì về đèn đỏ 2 phút, đèn xanh 20 giây?

Tại một số nút giao trên địa bàn TP Hà Nội, chu kỳ đèn giao thông có đèn đỏ tới 120 giây, trong khi pha đèn xanh rất ngắn khiến người dân phải chờ lâu để di chuyển qua.

ho-tro-17367543229109993675-0-0-388-620-crop-17367543270251672688198.jpegHàng triệu người dân sẽ được hưởng chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp

GĐXH - Nghị định 09/2025/NĐ-CP quy định về chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp để khôi phục sản xuất vùng bị thiệt hại do thiên tai, dịch hại thực vật.

tre-em-khong-duoc-ngoi-ghe-truoc-o-to-17368273029901776874592-0-0-542-867-crop-1736827589203739982047.pngQuên điều này, cha mẹ có thể bị phạt đến tiền triệu nếu để trẻ em ngồi vị trí cấm trên ô tô

GĐXH - Người điều khiển ô tô để trẻ ngồi ghế trước hoặc không sử dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ em sẽ bị xử phạt từ 800.000 - 1.000.000 đồng theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020