Chuyên mục  


base64-1728959192268510052175.jpeg

Nghệ sĩ Hoài Linh (phải, vai Dương Nghiệp) và Quỳnh Hương (vai Dương phu nhân) trong Dương gia tướng - Ảnh: LINH ĐOAN

Không chỉ trong hai đêm diễn cải lương kể trên mà trong các suất diễn của Huỳnh Long từ sau đại dịch COVID-19, hầu hết đều có sự góp mặt của Hoài Linh. Hoài Linh đã trở thành... nghệ sĩ cải lương rồi chăng?

Hay ở giai đoạn này, qua những quãng thăng trầm cuộc đời, Hoài Linh đang muốn khai phá thêm những khả năng khác của bản thân?

Dám rời sở trường

Dương gia tướng, Hoài Linh và Hữu Quốc cùng vào vai Dương Nghiệp. Dương Nghiệp là người đứng đầu trong Dương gia lẫy lừng, trung liệt của nhà Tống. Vì chống quân ngoại xâm mà Dương Nghiệp quyết tự tử để giữ khí tiết khi bị ép đầu hàng.

Còn trong Thập tứ nữ anh hào, ông vào vai Tiêu Đình Quý, một tướng quân anh dũng dưới trướng của nguyên soái Dương Tôn Bảo.

Trong thời gian ngắn gần đây, không hẹn mà gặp, khán giả mộ điệu cải lương tuồng cổ có dịp xem nhân vật Dương Nghiệp qua sự thể hiện của nghệ sĩ Chí Linh (trong vở Trung liệt Dương gia tướng ở Sân khấu Chí Linh - Vân Hà) và Dương Nghiệp của nghệ sĩ Kim Tử Long trong vở Thập tứ nữ anh hào.

Nếu so vai Dương Nghiệp của Hoài Linh với hai nghệ sĩ tài danh của làng cải lương tuồng cổ nói trên thì có vẻ làm khó cho Hoài Linh!

Khó vậy nhưng thời gian gần đây Hoài Linh đang cả gan mạo hiểm. Hai vai diễn trên không phát huy chút nào khả năng hài của ông, mà còn buộc Hoài Linh phải vất vả trên sàn tập để làm quen với dạng vai kép võ.

Chưa hết, trong vở Dương gia tướng, ở lớp Dương Nghiệp chia tay Dương phu nhân ra chiến trường và lớp Dương Nghiệp chạy đến ngôi miếu hoang, Hoài Linh không chỉ diễn các trình thức vũ đạo mà phải ca rất nhiều. Ông vô vọng cổ, rồi ca các bài bản.

Nếu xét một cách khắt khe thì Hoài Linh còn phải nỗ lực nhiều ở dạng vai lệch sở trường.

Nhưng nhìn cách ông ca, ông diễn đầy say mê, đôi khi có chút buồn cười khi có lúc vì quá căng thẳng nên ông có vẻ "quên bài", phải lén nhìn bạn diễn để điều chỉnh trình thức khiến khán giả rành cải lương dễ dàng bỏ qua vỗ tay động viên "tân binh".

Độ gan của Hoài Linh còn lên cao khi ông "dám" gánh vai trò đồng đạo diễn với NSND Hữu Quốc phục dựng lại kịch bản Dương gia tướng của cố nghệ sĩ Bạch Mai.

Hoài Linh tham gia lớp học đạo diễn của NSND Trần Ngọc Giàu. Tết 2024, ông dựng vở kịch Xuân... dữ chưa? Và giờ đây, ông tiếp tục ứng dụng những gì đã học được để phụ nghệ sĩ Hữu Quốc dựng vở cải lương quy tụ tới 50, 60 diễn viên.

hoailinh-huuquoc-17287626519511228972655.jpg

Hoài Linh (trái) và Hữu Quốc cùng thể hiện vai Dương Nghiệp trong Dương gia tướng - Ảnh: LINH ĐOAN

Hoài Linh càng diễn càng mê cải lương

Hoài Linh tâm sự với Tuổi Trẻ từ nhỏ ông rất mê những loại hình nghệ thuật dân tộc. Dân ca ba miền ông đều thích, đặc biệt cực kỳ ghiền cải lương.

Giai đoạn gia đình ông từ miền Trung đi kinh tế mới vào Đồng Nai thì tình yêu cải lương càng lớn dần. Cứ tivi phát cải lương là ông coi mê mệt.

Ông còn mua các cuốn tuồng về nghêu ngao hát theo. "Lúc đó, tôi chỉ mê rồi bắt chước ca chớ không biết nhịp nhàng gì hết. Tới bây giờ nhịp nhàng của tôi cũng còn dở òm mà", Hoài Linh cười nói.

Hoài Linh nhớ lại hồi mới về nước cách đây chừng 20 năm. Phi Nhung rủ ông làm cải lương, rồi giới thiệu ông làm quen với cố nghệ sĩ Bạch Mai.

Từ thời điểm đó ông đã diễn cho đoàn Huỳnh Long một số tuồng như: Tình yêu tên cướp, Vụ án Huỳnh Thổ Cang, Ngũ Tiểu Thanh...

Nhưng khi ông đầu tư thời gian cho kịch nói, hài, các chương trình truyền hình thì gián đoạn cải lương thời gian dài.

Sau đại dịch COVID-19, Hoài Linh trở về diễn đều đặn ở Huỳnh Long. Ông cho biết rất ngưỡng mộ nghệ sĩ cải lương tuồng cổ vì thấy họ giỏi quá, nên càng diễn ở Huỳnh Long ông ngày càng thích và muốn gắn bó hoài.

Nghe Hoài Linh ca cải lương

"Khi thử thách dạng vai kép võ, mấy ông cậu lớn trong đoàn cũng biết khả năng của tôi nên chỉ những trình thức tương đối nhẹ nhàng hơn, chứ biểu tôi làm như mấy em chuyên nghiệp là không nổi đâu, lực không cho phép. Nhẹ hơn người ta mà cũng bị bầm mình bầm mẩy, nhưng mà mê quá nên cực cũng ráng theo", Hoài Linh hài hước nói.

Trong Dương gia tướng dù poster ghi Hoài Linh là đồng đạo diễn nhưng ông cũng thiệt thà nói rằng chủ yếu vẫn là nghệ sĩ Hữu Quốc. Ông bày tỏ ngồi ở vai trò này cùng đàn em cũng là cách ông nhìn Hữu Quốc và học hỏi thêm. Đồng thời từ kinh nghiệm đi diễn mấy chục năm, ông góp ý nên thêm gì vào để vở cải lương tăng thêm sức hấp dẫn.

hoai-linh-17289588169721458005578.jpg

Nghệ sĩ Hoài Linh vào vai Dương Nghiệp trong vở Dương gia tướng - Ảnh: L.ĐOAN

Bà bầu Bình Tinh của Đoàn tuồng cổ Huỳnh Long bày tỏ tình cảm với Hoài Linh:

"Khi mẹ Bạch Mai của tôi còn sống anh Hoài Linh đã nhận mẹ là mẹ nuôi.

Nghệ sĩ trẻ hay gọi anh là anh Bốn, còn tôi gọi anh là anh Hai.

Nghĩa là tôi xem anh như anh lớn trong nhà, anh là anh Hai, anh Chinh Nhân của tôi là anh Ba.

Từ đó, bất cứ show diễn đặc biệt nào của gia đình Huỳnh Long anh đều góp mặt.

Khi mẹ tôi mất trong đại dịch, sau đó tôi gầy dựng lại đoàn, tôi gọi mời là anh tham gia và gắn bó tới bây giờ.

Có anh, Đoàn Huỳnh Long chúng tôi càng thêm lớn mạnh. Chưa hết, anh còn xem đây như "đoàn nhà" để làm mới, thay đổi. Vai Dương Nghiệp với tôi là vai diễn mà anh như "lột xác", hết sức cố gắng để vượt lên chính bản thân mình".

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020