Chuyên mục  


base64-1713530483772227878111.jpeg

Ông Hà Phước Thắng chủ trì hội thảo - Ảnh: CẨM NƯƠNG

Chiều 19-4, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM tổ chức hội thảo góp ý dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), tại trụ sở của Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM.

Tham dự hội thảo có đại diện các sở ban ngành, lãnh đạo các bảo tàng trên địa bàn TP.HCM.

Ông Hà Phước Thắng - phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM - chủ trì hội thảo.

Phát huy giá trị di sản tư liệu

Luật sư Trương Thị Hòa góp ý: Trong dự án luật lần này có hơn 30 khái niệm, tuy nhiên cần bổ sung thêm nhiều khái niệm, định nghĩa nữa, để người dân hiểu rõ hơn các câu, cụm từ như bảo vật quốc gia, bản sao di vật, danh lam thắng cảnh, di sản tư liệu, làm sai lệch di sản văn hóa… 

Ngoài ra, bà Hòa còn đề xuất bổ sung thêm quy định về hợp tác quốc tế về di sản văn hóa vì tính toàn cầu, tính quốc gia, vì tính lan tỏa của di sản văn hóa, quyền con người và quyền công dân đối với di sản văn hóa, cũng như những quy định cụ thể về đề xuất phục chế di sản văn hóa.

"Điểm c khoản 2 điều 40 quy định: "Xử lý di vật, cổ vật được phát hiện, giao nộp tổ chức, cá nhân phát hiện, giao nộp di vật, cổ vật được bồi hoàn chi phí phát hiện, bảo quản và được thưởng một khoản tiền theo quy định của pháp luật, tôi đề nghị bổ sung mức thưởng cụ thể là bao nhiêu trên giá trị được thẩm định" - luật sư Trương Thị Hòa góp ý.

Bảo vệ và phát huy giá trị di sản tư liệu là nội dung mới được đề cập trong chương 4. Di sản tư liệu được xem là quan trọng, hướng tới để bảo vệ di sản văn hóa.

co-vat--16929291096051194405677.png

Luật Di sản văn hóa bàn nhiều về cổ vật

Đề xuất miễn thuế đưa cổ vật về nước

Bà Huỳnh Ngọc Vân - giám đốc Bảo tàng Áo dài - đề xuất có một nguồn quỹ (do người dân đóng góp) để có thể thu mua kịp thời những cổ vật Việt Nam bán ở nước ngoài, tránh gây thất thoát cổ vật quý cho quốc gia.

Bà Vân đề xuất miễn thuế cho các cá nhân mua cổ vật đưa về Việt Nam thay vì ưu đãi, giảm thuế như trước đây vì người dân đã bỏ tiền mua mang về mà còn chịu thuế thì không hợp lý.

Bà dẫn chứng trước đây các nước tặng hiện vật nhưng khi về đến Việt Nam xin miễn thuế, đòi hỏi thủ tục khó khăn.

base64-17135304838201961702802.jpeg

Bà Huỳnh Ngọc Vân quan tâm đến xây dựng nguồn quỹ và đào tạo nguồn nhân lực - Ảnh: CẨM NƯƠNG

Giám đốc Bảo tàng Áo dài cũng mong muốn dự án luật có chiến lược đào tạo nguồn nhân lực cho bảo tàng, đồng thời có chế độ đãi ngộ, bảo vệ quyền lợi cho người lao động trong lĩnh vực bảo tàng.

Ông Nguyễn Thành Nhân - đại diện ngành văn hóa thành phố Thủ Đức - đề xuất nên có quy định hủy bỏ xếp hạng di tích trong trường hợp do thiên tai.

Còn bà Bùi Thị Ngọc Hiếu - phó giám đốc Sở Du lịch TP.HCM - nói sở đã và đang khai thác, quảng bá các di tích văn hóa trong lĩnh vực du lịch.

Ngoài khai thác, các đơn vị còn đảm bảo công tác bảo tồn và phát huy hiệu quả nhất các di tích.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020