Chuyên mục  


z5894203550554347e3d9515b97a52773ab6ded7cec466-1727978026562984245278.jpg

Thịt gà được phết lên xốt sambal đặc trưng - Ảnh: ĐĂNG KHƯƠNG

Gần vòng xoay Điện Biên Phủ (TP.HCM) luôn tấp nập, đông đúc người qua lại, ít ai để ý một quán ăn từ tốn nép mình giữa những dãy nhà.

Đó là tiệm Ayam Penyet Vindo, chuyên bán các món cơm gà đặc sản Indonesia, do anh Lizam (người Malaysia) và anh Ricoh (người Indonesia) hợp tác để mở.

Tiệm không quá đông khách, có lẽ vì đây là đặc sản nước khác, nên kén người ăn. Nhưng nhân viên luôn chỉn chu phục vụ khách, đặc biệt có thể giao tiếp bằng cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt.

Cơm gà Indo từ những bữa ăn bạn bè

Ban đầu, anh Lizam và Ricoh làm cùng công ty tại Malaysia, rồi trở thành bạn bè. Sau đó, cả hai cùng sang Việt Nam để làm ăn.

z58942035313168a8f6c3e9261323b851e66aa2ef77020-17279779697561976467318.jpg

Đĩa cơm gà từ những bữa ăn của hai chàng trai xa nhà - Ảnh: ĐĂNG KHƯƠNG

Tại đây, hai con người xa xứ vừa là đồng nghiệp, vừa là bạn bè, thậm chí sống chung nhà.

Hai chàng trai đôi khi tụ tập người quen để cùng nhau nấu ăn. Trong đó, món ayam penyet gần như không thể thiếu, vì đây chính là món ăn vô cùng phổ biến tại Indonesia.

Cũng từ những bữa ăn đó, Ricoh và Lizam nảy ra ý tưởng mang cơm gà quê nhà đến Việt Nam.

Khi đầu bếp Ricoh cho ra những đĩa cơm gà nóng hổi mùi hương Indonesia, món ăn thành công tạo ấn tượng tốt với Lizam và những người bạn khác. Cũng từ đó mà danh tiếng của ayam penyet ngày càng lan rộng hơn tại Việt Nam.

Giải nghĩa tên của món ăn, Ayam là gà, còn penyet là đập.

Anh Hamdan Ramdani, đầu bếp người Indonesia của quán, kể: "Vốn dĩ cách gọi này là do ở nước chúng tôi, cách đập gà trong lúc chế biến rất phổ biến".

Hamdan Ramdani cho biết khi đập như thế sẽ làm giảm lượng hơi nước trong thịt gà, nhờ vậy mà nước xốt được phết lên miếng thịt sẽ thấm sâu, đậm đà hơn.

Tuy được gọi theo cách chế biến, nhưng đến Việt Nam, ayam penyet được người dân nơi đây đón nhận với một cái tên hết sức "Việt hóa" là cơm gà Indo.

Khi hỏi đâu là thế mạnh của cơm gà Indo để tồn tại ở nơi có quá nhiều phiên bản cơm gà, đầu bếp Hamdan Ramdani chia sẻ: "Tôi đã thử cơm gà ở Việt Nam, món ăn này rất đặc biệt. Nhưng tôi không tìm thấy hương vị gà và nước xốt tương tự Indonesia ở đây".

'Khó mà tìm thấy ở Việt Nam'

Nhìn bề ngoài, món cơm gà Indo không quá khác biệt với cơm gà Việt Nam. Nhưng chỉ khi trải nghiệm, thực khách mới nhận ra hương vị của món ăn không có nét tương đồng nào với khẩu vị của người Việt.

z58942035240632ff4327b81b298376ac8bf1990b1b09a-17279780928221658754110.jpgz5894203529973cefa5d4e37d1bd3248b7eedf28ae3913-1727978102202412688603.jpgz5894203547271ea204aa3076028a3834c45d9ac0a0008-1727978105991313127639.jpgz589420441945530e6ddfa368223cdfe45ffdd257af19e-1727978082486407357331.jpg

Cơm gà Indo ăn kèm chả, đậu hũ chiên... khác với cơm gà Việt Nam - Ảnh: ĐĂNG KHƯƠNG

Đĩa cơm gà tại quán gồm có cơm, đùi gà góc tư, tàu hũ chiên, rau... Đặc biệt nhất là xốt sambal, loại xốt đặc trưng tại Indonesia.

Thịt gà của quán ăn vào rất mềm nhưng săn chắc, không bở. Chỉ từ những lát thịt đầu tiên, người ăn liền liên tưởng về mâm cơm quê nhà, vì thịt gà thơm phức mùi gà nướng, không quá nhiều gia vị.

Khác với cơm gà tại Việt Nam, thịt gà ở những quán cơm Việt thường sẽ được ướp ngọt, đôi khi là hạn chế đường để dùng chung với nước mắm hay tương ớt.

Thịt thấm đậm mùi hương như thế có lẽ nhờ vào thao tác đập thịt trong lúc chế biến của người Indonesia.

Ngoài ra, xốt sambal cũng góp phần tạo nên đĩa cơm "không thể tìm thấy ở Việt Nam" này. Xốt làm từ nhiều loại ớt khác nhau và các thành phần khác như tỏi, gừng, hành lá... Vì thế, đặc trưng của nước chấm này là... rất cay.

z5894203542760ea8c87a6f67224828ddc8ad6bed943c5-17279782022701691350637.jpg

Sốt sambal cay nồng đặc trưng của ẩm thực Indonesia - Ảnh: ĐĂNG KHƯƠNG

Anh Hamdan Ramdani nói: "Khi bán tại Việt Nam, tôi đã điều chỉnh rất nhiều cho hợp với người Việt, vì người Việt chuộng vị ngọt hơn.

Tôi đã giảm 70% độ cay của món ăn này".

Bên cạnh cảm giác cay nồng, xốt sambal còn khiến thực khách cảm thấy lạ lẫm, vì hương vị của xốt không giống với bất kỳ nước xốt nào tại Việt Nam.

Thực chất, sự đậm đà của sambal khiến người ăn liên tưởng đến ẩm thực Ấn Độ nhiều hơn.

Cũng vì thế, quán còn chu đáo chuẩn bị sẵn tương đen ngọt cho những thực khách chưa quen.

Tuy hương vị không quá "bắt miệng" người Việt, nhưng ở phần nhận xét trên google map, hầu hết thực khách đều để lại những lời khen, đặc biệt là những ai ưa thích đồ ăn Indonesia.

"Phải lâu lắm rồi tụi mình mới được ăn lại món đúng hương vị Indonesia như thời đi học năm 2014", "Lần đầu trải nghiệm ẩm thực Indonesia, tụi mình rất là bất ngờ vì các món ăn rất ngon"... - thực khách đến quán bình luận.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020