Chuyên mục  


Củ mã thầy còn được gọi là củ năng, bột tề. Tên khoa học Eleocharis plantaginea R. Br. Thuộc họ Cói Cyperaceae. Loại củ này còn được ví như hạt dẻ nước, có nhiều chất dinh dưỡng và lợi ích đối với sức khoẻ.

Củ mã thầy được chế biến thành các món ăn giải nhiệt, ngon, mát, bổ vào mùa hè như chè củ mã thầy, canh củ mã thầy…

1. Giá trị dinh dưỡng của củ mã thầy

Củ mã thầy có nhiều chất xơ, ít calo và không chứa chất béo. Chúng cũng chứa một số vitamin và chất chống oxy hóa lành mạnh. Củ mã thầy có chứa đến 74% là nước.

Trong 100g củ mã thầy thô cung cấp:

- Lượng calo: 97

- Chất béo: 0,1 gram

- Carb: 23,9 gam

- Chất xơ: 3 gram

- Chất đạm: 2 gam

- Kali: 17% RDI

- Mangan: 17% RDI

- Đồng: 16% RDI

- Vitamin B6: 16% RDI

- Riboflavin: 12% RDI

* RDI - Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị

photo-2-17193051119281353819668.jpg

Củ mã thầy chứa rất nhiều chất chống oxy hóa (Ảnh: ST)

2. Lợi ích sức khỏe của củ mã thầy

Theo dân gian, củ mã thầy nấu với bột đậu xanh làm chè lục tàu xá hoặc hầm với dạ dày lợn có thể giúp thanh nhiệt, bổ dưỡng, tiêu tích, giải độc và dùng dạng bột với tác dụng mát gan, dạ dày và ruột.

Theo y học hiện đại, củ mã thầy chứa các chất dinh dưỡng thiết yếu và chất chống oxy hóa giúp cải thiện sức khỏe tổng thể và mang lại nhiều lợi ích khác cho sức khỏe, chẳng hạn như:

- Giàu chất chống oxy hóa chống lại bệnh tật

Củ mã thầy rất giàu chất chống oxy hóa như axit ferulic, gallocatechin gallate, epicatechin gallate và catechin gallate.

Chất chống oxy hóa là các phân tử giúp bảo vệ cơ thể chống lại các phân tử có hại được gọi là gốc tự do. Nếu các gốc tự do tích tụ trong cơ thể, chúng có thể lấn át khả năng phòng vệ tự nhiên của cơ thể và thúc đẩy trạng thái gọi là stress oxy hóa.

Mà stress oxy hóa có liên quan đến nguy cơ mắc các bệnh mãn tính cao hơn, bao gồm bệnh tim, tiểu đường loại 2 và nhiều loại ung thư.

- Giảm huyết áp và phòng ngừa bệnh tim mạch

Củ mã thầy tốt cho sức khỏe tim mạch và huyết áp là do loại củ này có chứa hàm lượng kali dồi dào.

Nhiều nghiên cứu cho biết chế độ ăn giàu kali có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ và huyết áp cao - hai yếu tố nguy cơ gây bệnh tim. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng cho thấy những người ăn nhiều kali có nguy cơ đột quỵ thấp hơn 24%.

- Hỗ trợ giảm cân

Củ mã thầy rất ít calo nhưng lại bổ dưỡng và chứa chất xơ, protein, đồng, kali, mangan, riboflavin và vitamin B6. Chúng chứa khoảng 74% nước và 9 gam carbohydrate. Do vậy, củ mã thầy có thể giúp bạn cảm thấy no lâu và kiềm chế cơn đói một cách hiệu quả, từ đó hạn chế tình trạng nạp thêm thức ăn, dư thừa calo và gây tăng cân.

- Phòng chống ung thư

Củ mã thầy chứa hàm lượng axit ferulic chống oxy hóa rất cao.

Chất chống oxy hóa này đảm bảo rằng thịt của hạt dẻ nước vẫn giòn, ngay cả sau khi chúng được nấu chín. Hơn nữa, một số nghiên cứu đã cho thấy axit ferulic có thể giúp giảm nguy cơ ung thư.

Trong một nghiên cứu trong ống nghiệm, các nhà khoa học phát hiện ra rằng việc điều trị các tế bào ung thư vú bằng axit ferulic đã giúp ngăn chặn sự phát triển của chúng và thúc đẩy quá trình tiêu diệt chúng.

Các nghiên cứu về ống nghiệm khác đã phát hiện ra rằng axit ferulic giúp ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư da, tuyến giáp, phổi và xương.

- Tốt cho hệ tiêu hoá

Củ mã thầy có hàm lượng chất xơ cao nên giúp hệ tiêu hóa hoạt động một cách trơn tru. Chất xơ giúp tiêu hóa bằng cách thúc đẩy nhu động ruột và sự phát triển của vi khuẩn tốt trong ruột. Nó cũng làm mềm phân bằng cách hấp thụ nước, cho phép chúng đi qua dễ dàng hơn và do đó có thể ngăn ngừa táo bón.

3. Lưu ý khi ăn củ mã thầy

Củ mã thầy an toàn đối với hầu hết mọi người nhưng vẫn có thể gây ra dị ứng. Các triệu chứng dị ứng thực phẩm như sưng mắt, chảy nước mắt, khó thở, ngứa hoặc sưng họng, phát ban. Nếu nhận thấy các triệu chứng này sau khi ăn loại củ này, mọi người nên đến bệnh viện ngay để được cấp cứu.

Ngoài ra, củ mã thầy sinh trưởng trong bùn đất nên có thể bị sán lá gan ký sinh. Do vậy, nếu ăn sống củ mã thầy thì có thể tiềm ẩn nguy cơ nhiễm sán lá gan. Các triệu chứng khi nhiễm sán lá gan như mệt mỏi, uể oải, suy dinh dưỡng, da vàng hoặc trông như thiếu máu, đau bụng vùng gan, rối loạn tiêu hoá, sốt, choáng váng hoặc vã mồ hôi, có thể có dịch trong bụng.

Hơn nữa, vì có tính lạnh nên củ mã thầy không thích hợp với người có thể chất hoặc bệnh lý thuộc thể hư hàn.

4. Cách sử dụng củ mã thầy

Củ mã thầy là vị thuốc trong đông y, bạn có thể nấu chín thành các món ăn bổ dưỡng và thanh nhiệt như:

- Canh xương ninh củ mã thầy

photo-1-17193051112801180515398.jpg

Món ngon chế biến từ củ mã thầy ĐỌC NGAY

- Hầm củ mã thầy với dạ dày lợn

- Uống bột củ mã thầy - giúp tiêu hóa, sinh tân dịch, chống háo khát, cầm máu, giải độc rượu, lợi tiểu.

- Nấu củ mã thầy với cà rốt hoặc hạt mùi để đánh bay sởi

- Bạn cũng có thể ăn củ mã thầy sống như cần phải rửa sạch và gọt vỏ, loại bỏ những phần hư hỏng và sau đó chần với nước sôi.

Tóm lại, củ mã thầy có chứa nhiều chất chống oxy hóa nên đem lại nhiều lợi ích đối với sức khoẻ. Bạn nên bổ sung củ mã thầy vào chế độ ăn uống một cách thường xuyên và kết hợp cùng nhiều loại rau củ khác để cung cấp đa dạng chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Nguồn: Healthline

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020