Thị trường bạc đang vật lộn để tìm lại đồng lực tăng giá ổn định khi giá không thể vượt qua ngưỡng kháng cự là 31 USD/ounce.
Các nhà phân tích tại ngân hàng Societe Generale cho biết hôm 22/1 rằng họ nhìn thấy một cơ hội duy nhất để mua kim loại quý, cụ thể là bạc.
Các nhà phân tích lưu ý rằng phí bảo hiểm rủi ro cổ phiếu của Mỹ đã giảm xuống dưới 3%, một sự kiện phải 10 năm mới xuất hiện 1 lần, nếu tính từ năm 1990. Theo lịch sử, khi phí bảo hiểm rủi ro bình thường hóa, kim loại quý sẽ là lựa chọn hàng đầu, trong đó bạc chính là kim loại tỏa sáng nhất.
Khi xem xét các điều kiện này, SocGen lưu ý rằng vàng đã chứng kiến lợi nhuận hàng năm hơn 6% khi phí bảo hiểm rủi ro bình thường hóa nhưng bạc lại đạt mức tăng hàng năm hơn 12%.
"Dựa trên phân tích này, chúng tôi khuyến nghị bắt đầu các vị thế mua bạc. Chiến lược này có thể được triển khai ngay lập tức, với mức tăng trên ngưỡng 3% cùng cố thêm niềm tin của chúng tôi", các nhà phân tích của SocGen cho biết.
Mặc dù ngân hàng của Pháp tỏ ra lạc quan về kim loại quý nhưng giao dịch này không phải không có rủi ro. Các nhà phân tích lưu ý rằng phí bảo hiểm rủi ro đã giảm vào năm 2024 do kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang sẽ rút ngắn chu kỳ nới lỏng – thúc đẩy lợi suất trái phiếu tăng cao hơn.
Lãi suất cao hỗ trợ sức mạnh của đồng đô la Mỹ, tạo ra trở ngại cho kim loại quý như vàng, bạc. Tuy nhiên, SocGen lần này có lập luận khác, tin rằng vàng đã cố gắng giữ vững vị thế của mình ở gần mức cao kỷ lục ngay cả khi đồng đô la Mỹ giao dịch ở mức cao nhất trong nhiều năm.
"Với việc ông Trump nhậm chức, triển vọng về nợ công tăng vọt và bất ổn địa chính trị gia tăng đang trở nên rõ ràng. Môi trường rủi ro này có lợi cho kim loại quý nhưng không thuận lợi cho hàng hóa công nghiệp", các nhà phân tích cho biết. Đồng thời, SocGen cho biết bạc trước đó có hiệu suát kém hơn vàng và có thể sẽ bắt đầu đuổi kịp.
"Nếu dự đoán của chúng tôi đúng và kim loại ký được hưởng lợi từ tình hình hiện tại, bạc sẽ tăng mạnh hơn vàng", chuyên gia khẳng định. SocGen cũng cho biết họ thích bạc vì thị trường tiếp tục trải qua sự mất cân bằng cơ bản đáng kể với cầu vượt quá cung.
Đức Nam