Chuyên mục  


4542416919091884545808494887758032819933252n-17230904850371620876826-1723102710775-1723102712388332898197.jpg
4546067319091885779141708684441567510646376n-1723090485064951505462-1723102713862-17231027142691697923989.jpg
an-17230904850681320625724-1723102714971-17231027151991811505949.jpg
img9539-1723090485089571175557-1723102715727-17231027158371753331858.jpg

Đoạn trên cao từ Nhổn đến Cầu Giấy, bao gồm 8 ga: Nhổn (S1); Minh Khai (S2); Phú Diễn (S3); Cầu Diễn (S4); Lê Đức Thọ (S5); Đại Học Quốc Gia (S6); Chùa Hà (S7); Cầu Giấy (S8).

4532644539045869983743288168664187397594269n-17230210562831956762569-1723102716283-17231027164812125196262.jpg

Tại các nhà ga, hành khách có thể mua vé trực tiếp qua nhân viên hoặc qua máy bán tự động. Để mua vé tại quầy bán vé tự động, hành khách dùng tiền mặt đưa vào khe nhận tiền và chọn ga đến. Các nút bấm trên máy đều dạng cảm ứng vân tay. Sau khi nhận tiền, máy sẽ nhả vé (thẻ nhựa) và tiền thừa (nếu có). Tuy nhiên, trong 15 ngày đầu, Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội chủ yếu phát vé miễn phí thông qua quầy, máy bán vé tự động chưa được sử dụng rộng rãi.

img9498-17230899875701416401563-1723102717398-1723102717601666906206.jpg

Một điều khác biệt và chưa từng có ở Việt Nam là vé tàu của tuyến Metro Nhổn - Ga Hà Nội được tạo hình đồng xu, có khắc biểu tượng Chùa Một Cột đặc trưng của TP Hà Nội khiến hành khách thích thú. Đây chính là điều đặc biệt thú vị mà Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội dành tặng người dân đã chờ đợi chuyến tàu này suốt 14 năm qua.

img9457-17230908504781123586227-1723102718798-1723102718922543096623.jpg
untitled-1723090943510977386126-1723102719401-1723102719532643148695.png
untitled-image-5-17230909386131394401355-1723102719986-17231027201211997286628.png

Sau khi nhận vé, người dân lần lượt quẹt thẻ để lên tàu. Ban quản lý đường sắt đô thị Hà Nội bố trí rất nhiều nhân viên để hướng dẫn người dân còn bỡ ngỡ trong lần đầu trải nghiệm đường sắt đô thị. Tính đến 11h sáng nay, tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội đã thu hút hơn 9.000 hành khách đi trải nghiệm.

img9493-1723092027277206977575-1723102720713-17231027208811231382835.jpg

Những hành khách là bộ đội nghỉ hưu trên chuyến tàu sáng nay. Bác Lê Văn Đức (áo kẻ xanh) - Trung tá quân đội nghỉ hưu, trú tại phố Chùa Hà, Cầu Giấy, Hà Nội, cho biết rất vui mừng khi được trải nghiệm metro Hà Nội ngày hôm nay. Bác hy vọng trong thời gian tới chuyến tàu sẽ trở thành phương tiện giao thộng quan trọng, đóng góp vào cuộc sống của người dân Thủ đô.

img9513-17230917676635363325-1723102722342-1723102725545240608659.jpg
z5710455845049972007a8de84b338d8729bb76d2026ac-17230917676901599480402-1723102726248-1723102726467883128590.jpg
z5710455866286e1716567e6812071bb518debbd74dd35-17230917676861593793178-1723102726958-17231027270691235725718.jpg

Ghi nhận lúc 9h sáng ngày 8/8, các toa tàu đều đông kín khách. Hành khách trải nghiệm tàu rất đa dạng, từ người già tới trẻ em, học sinh, sinh viên, nhân viên văn phòng đều háo hức đi thử tuyến tàu điện thứ 2 của Thủ đô. Trong 3 tháng đầu, tàu sẽ thực hiện: Giờ mở tuyến: 05h30; Giờ đóng tuyến: 22h00; Giãn cách chạy tàu: đều đặn 10 phút/chuyến.

img9474-17230938999787938079-1723102729435-1723102729518112546567.jpg

Em Phạm Hà Chi (21 tuổi, sinh viên trường Đại học Công nghiệp Hà Nội) cho biết do ga tàu đường sắt trên cao ở ngay cổng trường nên tranh thủ đi trải nghiệm trước giờ vào học. Hà Chi tỏ ra lạ lẫm với hình thức giao thông cộng cộng mới của Hà Nội, trong tương lai em mong muốn sẽ mua vé tháng để đi học, đi chơi hàng ngày trên trục đường Nhổn - Cầu Giấy.

z571045580511712b28d006f4220594da497b9755f108e-17230922389751147345758-1723102731207-1723102731327870498803.jpg
img9509-17230922389971976029670-1723102731821-17231027320251709452025.jpg
img9485-1723092239003341567170-1723102732481-17231027326541241966636.jpg

Anh Bùi Minh Hà (trú tại Nhổn, Nam Từ Liêm, Hà Nội); vợ chồng bác Cường và cô Hòa (trú tổ 5 phường Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội) và bác Bùi Xuân Môn (trú phường Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội) đều bày tỏ sự yêu thích ngay trong lần đầu trải nghiệm tuyến đường sắt Nhổn - ga Hà Nội.

img9521-1723092261469833276019-1723102733301-1723102733393665702458.jpg

Chị Mai (trú tại An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội) dẫn 3 con đi tàu điện Nhổn - Ga Hà Nội. Bốn mẹ con chia sẻ ấn tượng nhất với đồng xu vé in hình Chùa Một Cột của tuyến đường sắt đô thị số 3. Chị Mai hy vọng trong tương lai sẽ có tuyến tàu điện trên cao đi qua khu vực An Khánh để chị và các con được sử dụng phương tiện giao thông tiên tiến này hàng ngày.

Metro Nhổn - ga Hà Nội chật kín người dân đi trải nghiệm. CLIP: Thái Hà

z5710455772105020d4697797a15a4053e5116532dfd28-17230926789961327966341-1723102734696-1723102734831349735991.jpg
1000025535-17230769356171320872496-1723102736337-172310273673685601582.jpg

Tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội là tuyến đường hướng tâm, chạy từ khu vực ven Thủ đô vào sâu trong nội thành, khi khai thác sẽ giúp giao thông Hà Nội giảm được áp lực phương tiện, ùn tắc, giảm áp lực cho các tuyến buýt cùng lộ trình.Phương án tăng cường kết nối, trung chuyển hành khách bằng xe buýt cũng đã được Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông thành phố Hà Nội hoàn thiện. Theo đó, dọc trục tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội có 36 tuyến buýt đang hoạt động. Trong đó, có 33 tuyến trợ giá và 3 tuyến không trợ giá; 2 điểm trung chuyển khách tại Cầu Giấy và Nhổn; 32 điểm dừng xe buýt (chiều Cầu Giấy - Nhổn có 16 điểm dừng, chiều Nhổn - Cầu Giấy có 16 điểm dừng).

Đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội là tuyến đường sắt đô thị đắt thứ nhì Việt Nam với tổng mức đầu tư 34.826 tỷ đồng. Tuyến còn lại của Thủ đô Hà Nội là tuyến Cát Linh - Hà Đông khánh thành năm 2021, có tổng mức đầu tư 18.002 tỷ đồng.

Tuyến đường sắt đô thị có tổng mức đầu tư cao nhất Việt Nam hiện nay là tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên với khoảng 43.700 tỷ đồng, dài khoảng 19,7 km với 3 ga ngầm và 11 ga trên cao.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020