Chuyên mục  


ava1-1736791774741-1736791775834677142250.png

Ảnh minh họa

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu phân bón của Việt Nam trong tháng 12 đạt hơn 154 nghìn tấn với trị giá hơn 65 triệu USD, tăng 18,4% về lượng và tăng 21,4% kim ngạch so với tháng trước. Lũy kế trong cả năm 2024 nước ta đã xuất khẩu 1,73 triệu tấn với trị giá hơn 709 triệu USD, tăng 11,7% về lượng và tăng 9,4% về kim ngạch so với năm 2023.

Giá xuất khẩu bình quân đạt 411 USD/tấn, giảm 2%.

c3-1736791776467-1736791776617923888248.png

Xét về thị trường, các quốc gia châu Á đều đang tăng mạnh nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam với Campuchia, Hàn Quốc và Philippines nổi lên là 3 quốc gia nhập khẩu nhiều nhất trong năm 2024. Đối với thị trường lớn nhất là Campuchia, lượng xuất khẩu sang quốc gia này đạt hơn 592 nghìn tấn với trị giá hơn 240 triệu USD, tăng 1,4% về lượng và giảm 2,3% về kim ngạch so với năm trước.

Giá xuất khẩu bình quân 406 USD/tấn, giảm 4% so với năm 2023.

Hàn Quốc là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 với hơn 220 nghìn tấn, trị giá hơn 89 triệu USD, tăng mạnh 146% về lượng và tăng 154% về trị giá so với năm trước. Giá bình quân 405 USD/tấn, tăng 3% so với năm 2024.

c4-1736791777029-1736791777183262413038.png

Đứng thứ 3 là thị trường Philippines với hơn 109 nghìn tấn, trị giá hơn 46 triệu USD, tăng 93% về lượng và tăng 79% về kim ngạch so với năm 2023. Giá giảm 7,4% so với năm trước, đạt bình quân 423 USD/tấn.

Trong vài năm qua, Trung Quốc thực thi lệnh hạn chế xuất khẩu phân bón và kéo dài thời gian kiểm tra xuất khẩu để duy trì sự ổn định giá trong nước. Những hạn chế đó đã khiến cho quốc gia này trở thành địa chỉ cung ứng không đáng tin cậy đối với những nước châu Á trước đây vẫn dựa vào nguồn cung phân bón của Trung Quốc và Việt Nam trở thành một trong những nguồn cung thay thế. Thời gian gần đây mỗi năm cả nước sản xuất khoảng 6,5 – 7 triệu tấn phân bón các loại.

Báo cáo Hiệp hội Phân bón Thế giới (IFA) cho thấy, trong giai đoạn 2024 - 2028, tốc độ tăng trưởng nhu cầu của hầu hết các loại phân bón chủ chốt như phân ure, phân photpho, phân kali, phân NPK… đều thấp hơn tốc độ tăng trưởng nguồn cung, khiến tình trạng dư cung trở nên trầm trọng hơn.

Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định, giá bán phân bón nội địa năm 2025 dự kiến giảm theo giá phân bón thế giới. Tuy nhiên, giá phân nội địa kỳ vọng giảm thấp hơn với giá Ure/DAP/NPK nội địa giảm lần lượt 3%/2%/2% so với cùng kỳ.

Trong năm 2025, dự kiến giai đoạn La Nina sẽ kế thúc kể từ tháng 3/2025 và thời tiết thuận lợi sẽ thúc đẩy nhu cầu trồng trọt của các hộ nông dân kéo theo nhu cầu tiêu thụ phân bón.

Dự thảo Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT) sửa đổi của Bộ Tài chính đề xuất áp dụng thuế GTGT 5% đối với phân bón, dự kiến sẽ có hiệu lực từ năm 2025. Điều này mang lại một số lợi ích cho các doanh nghiệp phân bón trong nước như: Hoàn thuế nguyên liệu đầu vào, giúp giảm chi phí sản xuất, nới rộng biên lợi nhuận gộp, góp phần tăng trưởng lợi nhuận; Mức thuế 5% có thể làm giảm sự cạnh tranh về giá thành giữa hàng nội địa và hàng nhập khẩu.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020