Chuyên mục  


2023-07-27t101436z1467504456rc2lb2ampedurtrmadp3ukraine-crisis-russia-icc-1690903024316372542401.jpg

Tòa án Hình sự quốc tế (ICC) - Ảnh: REUTERS

Theo Hãng tin Reuters và tờ Kyiv Independent, ngày 21-8, Quốc hội Ukraine đã bỏ phiếu phê chuẩn Quy chế Rome, cho phép nước này gia nhập Tòa Hình sự quốc tế (ICC).

Quy chế Rome sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ khi được Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc tiếp nhận.

Việc phê chuẩn được thông qua với điều kiện Ukraine sẽ không công nhận quyền tài phán của ICC đối với công dân Ukraine trong trường hợp phạm tội ác chiến tranh trong 7 năm kể từ khi chính thức thông qua.

"Với bước đi này, Ukraine chứng minh cam kết không lay chuyển của mình trong việc tăng cường công lý quốc tế. Với việc phê chuẩn Quy chế Rome, Ukraine cũng đã thực hiện một bước tiến quan trọng khác hướng tới việc gia nhập Liên minh châu Âu (EU)", Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba viết trên X.

Ukraine đã ký Quy chế Rome từ năm 2000 nhưng chưa phê chuẩn. Song trên thực tế Ukraine đã công nhận quyền tài phán của ICC khi cho phép cơ quan này điều tra các tội ác xảy ra trên lãnh thổ Ukraine.

Trong bối cảnh xung đột Nga - Ukraine, theo nhà lập pháp Oleksiy Honcharenko, việc gia nhập ICC sẽ giúp chính quyền Ukraine "trừng phạt hiệu quả hơn" các tội phạm chiến tranh bị nghi ngờ từ phía Nga.

ICC đã ban hành lệnh bắt nhiều lãnh đạo cấp cao của Nga, trong đó có Tổng thống Vladimir Putin và cựu bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu với cáo buộc "tội ác chiến tranh".

Phía Nga bác bỏ các cáo buộc nhắm mục tiêu vào dân thường trong xung đột.

Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba cho biết nước này "đã làm việc hiệu quả với ICC để đảm bảo sự chịu trách nhiệm toàn diện đối với tất cả hành động hung bạo của Nga" trong cuộc xung đột.

Với động thái phê chuẩn Quy chế Rome của ICC, ông Kuleba cho rằng "việc này giờ sẽ còn hiệu quả hơn nữa".

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020