Chuyên mục  


hinh-anh-5-4-24-luc-149ch-17148061963952136924922.jpeg

Học sinh uống nước tại một trường học ở thủ đô Dhaka, Bangladesh ngày 28-4 - Ảnh: AFP

Giới quan sát cho biết đây là lần thứ hai các trường học trên khắp châu Á phải đóng cửa dài ngày kể từ đại dịch COVID-19.

Đài NBC dẫn lời các chuyên gia nhận định nhiệt độ nắng nóng kéo dài và sự gián đoạn chương trình học có thể làm gia tăng khoảng cách học tập giữa trẻ em tại các nước phát triển và các nước đang phát triển.

Ít nhất 33 triệu trẻ em ở Bangladesh đã phải nghỉ học trong những ngày gần đây sau khi chính quyền ra lệnh đóng cửa trường học vì nhiệt độ tại một số vùng chạm ngưỡng 38 độ C.

hinh-anh-5-4-24-luc-146ch-17148052433541561942657.jpeg

Hàng triệu học sinh ở Bangladesh phải nghỉ học trong những ngày gần đây vì nắng nóng cực độ - Ảnh: AFP

“Trời nắng nóng kinh khủng. Em cảm thấy da mình bỏng rát khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời”, em Kazi Rayan bin Hassan - một học sinh trung học ở thủ đô Dhaka, Bangladesh chia sẻ.

Tương tự như Bangladesh, nhiều trường học tại miền đông Ấn Độ đã phải đóng cửa sau khi trải qua tháng 4 nóng “đổ lửa” khiến ít nhất 9 người thiệt mạng.

Bang Kerala của Ấn Độ đã quyết định đóng cửa tất cả các trường học và đại học đến ngày 6-5 do nắng nóng cực đoan, đồng thời kêu gọi người dân ở khu vực ven biển hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trực tiếp.

Tại khu vực Đông Nam Á, từ đầu tháng 5, các trường công lập ở Campuchia đã bắt đầu rút ngắn thời gian học xuống 2 giờ/ngày để tránh xảy ra nguy cơ sốc nhiệt vào giữa trưa.

hinh-anh-5-4-24-luc-158ch-17148061718301610098684.jpeg

Một học sinh tại thủ đô Manila, Philippines đang học bài tại nhà ngày 26-4 sau thông báo đóng cửa trường học vì nắng nóng - Ảnh: REUTERS

Chính phủ Philippines liên tục đưa ra cảnh báo về nguy cơ say nắng. Hồi đầu tuần, Chính phủ nước này thông báo sẽ dừng các lớp học trực tiếp tại tất cả các trường học công lập trên toàn quốc, sau khi hứng chịu một đợt nắng nóng kỷ lục tại thủ đô Manila, theo Hãng tin Bloomberg.

Theo số liệu từ Liên Hiệp Quốc, khoảng 243 triệu trẻ em ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nhiệt độ cao, bao gồm hô hấp mãn tính, hen suyễn, thậm chí tử vong do tiếp xúc với nắng nóng gay gắt kéo dài.

Tuy nhiên, việc đóng cửa trường học không phải là biện pháp tối ưu. Sự gián đoạn trong chương trình học có thể gây khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức của học sinh, cũng như ảnh hưởng đến chất lượng dạy học của giáo viên.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020