Chuyên mục  


base64-17147537442391972035526.jpeg

Người biểu tình ở thành phố Sanaa, Yemen mang vũ khí nhảy múa trong cuộc tuần hành thể hiện sự đoàn kết với người Palestine ở Gaza vào ngày 3-5 - Ảnh: Reuters

Hiện nay, Rafah được xem như nơi trú ẩn cuối cùng của khoảng 1 triệu người Palestine, vốn lâm vào cảnh khốn đốn đặc biệt từ khi Israel khởi động chiến dịch trên bộ tại Dải Gaza.

Cuộc tấn công Rafah là cách Israel hiện thực hóa lời thề tiêu diệt hoàn toàn Hamas nhưng đang khiến giới lãnh đạo Israel gặp nhiều áp lực từ cả đồng minh lẫn kẻ thù.

2 mặt trận mới chống Israel

Iran đã thể hiện sự phản đối quyết liệt với hành động của Israel tại Dải Gaza. Tehran được cho đã sử dụng chiến tranh ủy nhiệm khi để các nhóm chính trị và vũ trang thân Iran gia tăng các cuộc tấn công nhắm vào Israel dưới danh nghĩa ủng hộ người Palestine.

Trên thực tế, các "tổ chức do Iran bảo trợ" đã hoạt động từ lâu và không ngần ngại đối địch với Israel. Tuy nhiên, khi chiến sự Gaza kéo dài, các nhóm ít được biết trên truyền thông đã xuất hiện trong các vụ không kích, bên cạnh những Houthi hay Hezbollah.

Hôm 2-5, Reuters dẫn lời một nguồn tin từ nhóm Kháng chiến Hồi giáo tại Iraq (Islamic Resistance in Iraq) khẳng định đã tấn công vào nhiều mục tiêu ở Israel bằng tên lửa hành trình Arqub phóng từ lãnh thổ Iraq.

Diễn biến này đánh dấu sự leo thang căng thẳng tiếp theo giữa Israel và các tổ chức do Iran bảo trợ, kể từ khi Israel tấn công tổ chức Hồi giáo Hamas của người Palestine vào ngày 10-7-2023.

Việc Israel trả đũa Hamas đã đẩy nước này vào xung đột vũ trang trên nhiều mặt trận với "Trục kháng chiến" của Iran, mà nhóm Kháng chiến Hồi giáo tại Iraq được biết là một thành viên.

Nhóm Kháng chiến Hồi giáo tại Iraq này đã tuyên bố nhận trách nhiệm nhiều vụ tấn công bằng rocket và máy bay không người lái nhằm vào lực lượng Mỹ ở Iraq và Syria cũng như các mục tiêu Israel. Tuy nhiên theo nguồn tin của Reuters, đây là lần đầu tiên nhóm kháng chiến ở Iraq tấn công thành phố Tel Aviv của Israel.

Cũng trong hôm 2-5, Israel có vẻ đã nhận thêm tín hiệu xung đột từ một tổ chức khác trong "Trục kháng chiến": nhóm Kháng chiến Hồi giáo tại Bahrain (Islamic Resistance in Bahrain), với nhánh quân sự mang tên "Lữ đoàn Al-Ashtar".

Trong một tuyên bố về việc này, nhóm Kháng chiến Hồi giáo tại Bahrain nhận trách nhiệm vụ tấn công vào trụ sở Công ty Trucknet tại thành phố cảng phía nam Eilat (hay Umm al-Rashrash) ở Israel.

Vụ tấn công này được thực hiện hôm 27-4, và nhóm Bahrain tuyên bố nhằm "ủng hộ chính nghĩa của người Palestine và ủng hộ sự kháng cự của người dân tại Dải Gaza", trong đó Trucknet bị nhắm vì đã làm nhiệm vụ vận chuyển trên mặt đất cho Israel.

Đây là vụ tấn công đầu tiên nhắm vào Israel của nhóm Bahrain nêu trên, cũng là hoạt động đầu tiên trong "Chiến dịch cơn lũ al-Aqsa".

Hòa bình mong manh ở Gaza

Việc các nhóm dính dáng Iran tăng cường tấn công Israel là điều được dự báo, sau khi Iran và Israel tấn công qua lại như kết quả từ việc một đợt không kích của Israel giết chết tướng lĩnh Iran ở Syria.

Cả Iran và Israel đều thể hiện sự kiềm chế nhất định khi tấn công trực tiếp đối phương, song giới quan sát cho rằng các kiểu tấn công "ủy nhiệm" của Iran sẽ gia tăng, còn Israel sẽ thúc đẩy các hoạt động quân sự trước đây.

Tờ New York Times từng mượn một câu nói phổ biến để diễn tả tương lai xung đột Israel - Iran: "Trả thù là món ngon nhất khi để nguội".

Căng thẳng này vì vậy có thể ảnh hưởng tiêu cực lên các nỗ lực chấm dứt chiến sự Gaza, khi bàn đàm phán vốn dĩ đã căng thẳng với những điểm nghẽn.

Về tổng thể, Hamas muốn Israel rút quân hoàn toàn kèm theo một lệnh ngừng bắn lâu dài và an toàn cho sự tồn vong của tổ chức này, dù không nhất thiết phải chấm dứt chiến tranh.

Trong khi đó, chưa rõ Israel sẽ thỏa hiệp ở mức độ nào khi Thủ tướng Benjamin Netanyahu muốn nhóm lãnh đạo Hamas không còn quyền lực tại Gaza, đồng thời nhấn mạnh sẽ tấn công Rafah bất kể có đổi lấy sự tự do cho các con tin nằm trong tay Hamas hay không.

Hôm 2-5, lãnh đạo Hamas cho biết sẽ cử phái đoàn tới Cairo (Ai Cập) sớm nhất có thể trong tuần sau, trong diễn biến được mô tả là "nỗ lực nghiêm túc nhất" cho đàm phán hòa bình tính tới nay.

Điểm đáng lo nhất nằm ở tính toán chính trị. Hamas không cho thấy mong muốn dài hạn rõ ràng cho hành động vào ngày 7-10-2023 nêu trên, ngoài việc buộc phải hành động vì "uy tín" của họ với người Palestine ở Gaza và Bờ Tây.

Trong khi đó, kể cả các cơ quan phân tích từ phương Tây cũng lưu ý rằng cuộc chiến với Hamas là con bài quan trọng cho sự nghiệp chính trị của chính phủ Thủ tướng Netanyahu, bất kể kết quả chưa ai dám chắc.

2040

Theo một đánh giá của Liên Hiệp Quốc công bố hôm 2-5, nếu cuộc chiến Israel - Hamas chấm dứt ngay lúc này, cũng sẽ phải tới năm 2040 mới có thể tái xây dựng mọi ngôi nhà đã bị hủy hoại trong gần bảy tháng chiến sự vừa qua.

Mỹ bác khả năng bị Hamas tấn công tại Gaza

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin cho biết không có dấu hiệu cho thấy Hamas lên kế hoạch tấn công binh sĩ Mỹ tại Dải Gaza, mặc dù phía Mỹ cũng có biện pháp phòng bị tương ứng để bảo vệ quân nhân.

"Tôi không thảo luận về thông tin tình báo tại đây. Nhưng tôi không thấy bất kỳ tín hiệu nào gần đây nói đang có một ý định nào nhằm thực hiện điều đó (việc Hamas lên kế hoạch tấn công lính Mỹ). Dù vậy, đây là một khu vực giao tranh nên nhiều thứ có thể và sẽ xảy ra", ông Austin nói hôm 2-5.

Hiện nay quân đội Mỹ đang tăng tốc đưa hàng viện trợ nhân đạo vào Dải Gaza, và Washington đã kêu gọi cả Israel lẫn Hamas đảm bảo viện trợ Gaza không bị gián đoạn.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020