Chuyên mục  


Ông Achim Steiner - giám đốc Chương trình phát triển toàn cầu của Liên Hiệp Quốc - Ảnh: REUTERS

"Hiện trong danh sách của chúng tôi, 54 quốc gia có khả năng vỡ nợ. Nếu thêm cú sốc lãi suất tăng hơn nữa, việc vay mượn trở nên đắt đỏ hơn, đồng thời với giá năng lượng, giá thực phẩm cao - một số quốc gia sẽ không có khả năng thanh toán nợ", ông Steiner nói.

Theo báo Guardian, phát biểu tại hội nghị thượng đỉnh về khí hậu của Liên Hiệp Quốc - COP27, ông Steiner cho biết bất kỳ sự vỡ nợ nào như vậy sẽ tạo thêm nhiều vấn đề cho việc giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu.

Ông Steiner cảnh báo: "Vấn đề nợ hiện đã trở thành một vấn đề lớn đối với rất nhiều nền kinh tế đang phát triển, đến nỗi việc đối phó với cuộc khủng hoảng nợ trở thành điều tiên quyết".

Một số nước đang phát triển có nguy cơ từ bỏ các cuộc đàm phán về khí hậu của Liên Hiệp Quốc, nếu chính phủ các nước phát triển không thực hiện được lời hứa từ lâu với các quốc gia nghèo. 

Đó là hỗ trợ 100 tỉ USD/năm để giúp họ cắt giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và thích ứng với tác động của thời tiết khắc nghiệt, ông Steiner nhấn mạnh.

Theo Đài CNBC, các quốc gia có thu nhập thấp đang phải vật lộn để tự bảo vệ mình trước sự biến đổi khí hậu, đã liên tục kêu gọi các quốc gia giàu lên nhờ nhiên liệu hóa thạch cung cấp hỗ trợ tài chính.

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc - ông Antonio Guterres cũng đã lặp lại lời kêu gọi trên và nói rằng các quốc gia có thu nhập cao phải đi đầu để hỗ trợ các quốc gia nghèo.

Cũng theo báo New York Times, các quốc gia giàu có, bao gồm Mỹ, Canada, Nhật Bản và phần lớn Tây Âu, chỉ chiếm 12% dân số toàn cầu, nhưng lại chịu trách nhiệm cho 50% tổng lượng khí nhà kính làm nóng lên hành tinh. Đó là các khí thải từ nhiên liệu hóa thạch và công nghiệp trong 170 năm qua.

Trong đó, Mỹ chịu trách nhiệm về tỉ lệ phát thải CO2 lớn nhất.

Theo Liên Hiệp Quốc, nhiên liệu hóa thạch - than, dầu và khí đốt - cho đến nay là yếu tố đóng góp lớn nhất vào biến đổi khí hậu toàn cầu, chiếm hơn 75% lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính toàn cầu và gần 90% tổng lượng khí thải carbon dioxide.

Theo Tổ chức Y tế thế giới, dự kiến từ năm 2030 đến năm 2050, biến đổi khí hậu sẽ gây thêm khoảng 250.000 ca tử vong mỗi năm do suy dinh dưỡng, sốt rét, tiêu chảy và căng thẳng nắng nóng.

Vào năm 2030, thiệt hại trực tiếp đối với sức khỏe con người ước tính vào khoảng 2-4 tỉ USD/năm. Các khu vực có cơ sở hạ tầng y tế yếu kém - chủ yếu ở các nước đang phát triển - sẽ ít có khả năng đối phó nhất nếu không được hỗ trợ chuẩn bị và ứng phó.

Nga 'vỡ nợ nước ngoài': Tác động ít

TTO - Hãng tin Bloomberg cho biết đến hết hôm 26-6, Nga đã không trả khoản lợi suất 100 triệu USD trái phiếu Eurobond (trái phiếu phát hành bằng ngoại tệ) đáo hạn dù đã được gia hạn một tháng, nên được coi là vỡ nợ lần đầu tiên kể từ năm 1918.

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới: COVID-19 đẩy nhiều nước nghèo tới ngưỡng phá sản

TTO - Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass cho biết đại dịch COVID-19 tạo ra hậu quả bi thảm trong quá trình phát triển của toàn cầu, đẩy nợ ở các nước nghèo lên mức kỷ lục.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020