Chuyên mục  


Hyundai Rotem đã ký thỏa thuận sản xuất 180 xe tăng cho Ba Lan (Ảnh: Hyundai Rotem).

Nikkei đưa tin, ngành công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc đã tăng gấp đôi doanh thu từ xuất khẩu khí tài so với năm ngoái, con số cho thấy tham vọng của Seoul trong mục tiêu trở thành một cường quốc vũ khí.

Trước đó, doanh thu từ xuất khẩu quốc phòng của Hàn Quốc trung bình vào khoảng 3 tỷ USD/năm. Tuy nhiên, vào năm 2021, con số này đã tăng lên 7,2 tỷ. Năm nay, theo một thống kê vào cuối tháng 10, Hàn Quốc đã kiếm được 17 tỷ USD khi năm 2022 còn chưa kết thúc.

Trong một chuyến thăm tới cơ sở sản xuất của nhà thầu quốc phòng KAI, Tổng thống Yoon Suk-yeol nhấn mạnh rằng: "Ngành công nghiệp vũ khí là động cơ tăng trưởng mới của đất nước".

Ông Yoon cho biết, mục tiêu này sẽ được thực hiện bằng cách cải thiện các điều kiện cho nghiên cứu và phát triển, cũng như đầu tư. Ông đồng thời cho biết thêm: "Chúng tôi sẽ xây dựng một hệ sinh thái giúp chuyển ngành công nghiệp quốc phòng từ một ngành tập trung vào nhu cầu nội địa sang một ngành tập trung vào xuất khẩu".

Mặt hàng xuất khẩu chính của KAI hiện tại là máy bay tấn công hạng nhẹ FA-50, dựa trên công nghệ của tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ). KAI đã ký một thỏa thuận vào tháng 9 để bán 48 chiếc FA-50 cho Ba Lan với giá 3 tỷ USD.

Ba Lan đang mua lượng thiết bị quốc phòng trị giá hơn 12 tỷ USD từ Hàn Quốc, bao gồm 180 xe tăng từ Hyundai Rotem cũng như pháo và đạn dược từ tập đoàn Hanwha, khi nước này gấp rút xây dựng hệ thống phòng thủ trong bối cảnh xung đột giữa Nga và Ukraine. Hyundai Rotem đang đàm phán với đối tác Ba Lan về việc sản xuất xe tăng tại nước này.

Ngoài Ba Lan, Philippines đã triển khai máy bay phản lực do KAI sản xuất trong khi Ai Cập và Malaysia đang đàm phán mua loại máy bay tương tự. Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã ký một thỏa thuận trị giá hàng tỷ USD với nhà thầu quốc phòng Hàn Quốc LIG Nex1 cho một hệ thống tên lửa đất đối không.

Hanwha Aerospace ký hợp đồng trị giá hơn 700 triệu USD với chính phủ Australia để cung cấp xe bọc thép và pháo tự hành.

Động lực tăng trưởng của ngành công nghiệp quốc phòng Hàn Quốc là nhờ chính quyền cựu Tổng thống Moon Jae-in đầu tư nhiều hơn vào nghiên cứu để thúc đẩy sản xuất thiết bị quốc phòng trong nước. Sau đó, chính phủ đương nhiệm của Tổng thống Yoon vẫn giữ nguyên chính sách này.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020