Chuyên mục  


Chủ đề tranh luận xoay quanh quan điểm “nhiều du học sinh về nước khó xin việc do ảo tưởng lương cao” có thể gây sức ép nhất định lên tinh thần của một du học sinh về nước, nhưng những gì Lê Minh Thùy thể hiện trong “Cơ hội cho ai? – Whose chance?” tập 11 lại cho thấy đối thủ của cô - một sinh viên ĐH Bách Khoa TPHCM mới ra trường, người thừa nhận rất run trước cô - hoàn toàn xứng đáng vượt qua cô để vào vòng trong.

Lê Minh Thùy, 24 tuổi, có 7 năm sinh sống và làm việc ở Australia đang theo học ngành Kỹ sư cầu đường. Cô được giới thiệu là một trong những sinh viên xuất sắc ngành Kỹ sư cầu đường tại Đại học New South Wales, Australia. Thùy có gần 2 năm làm việc trong lĩnh vực tự động hóa, thiết kế và nâng cấp hệ thống cầu tại Australia và 3 năm giảng dạy các môn tĩnh học tại trường ĐH Adelaide, Australia.

Thùy mới về Việt Nam 5 ngày trước thời điểm quay chương trình “Cơ hội cho ai?”. Cô cho biết tháng 4/2022 về Việt Nam và thấy đất nước có nhiều sự thay đổi và muốn tham gia vào sự thay đổi đó, cho nên đã nắm bắt ngay khi có cơ hội.

Vì đâu một du học sinh xuất sắc, nhiều kinh nghiệm lại thua trước một sinh viên Bách Khoa mới ra trường?

Ứng viên Lê Minh Thùy (trái) và Phạm Hồng Nhung (phải).

Hiểu đối thủ đến đâu?

Trước tiên, phải xem đối thủ của Thùy là ai.

Phạm Hồng Nhung (22 tuổi), đến từ Tiền Giang, là cử nhân loại giỏi chuyên ngành Hóa hữu cơ - ĐH Bách khoa TPHCM. Cuối chương trình, Nhung thừa nhận cô khá run trước đối thủ, một du học sinh đang sống và làm việc tại nước ngoài.

Trước quan điểm “nhiều du học sinh về nước khó xin việc do ảo tưởng lương cao”, một du học sinh như Thùy lập tức bày tỏ sự không đồng tình. Một trong ba lập luận cô đưa ra là du học sinh quen với cuộc sống tự lập, tự học, và thói quen này sẽ giúp các du học sinh dễ dàng thích nghi, học hỏi nhanh khi gia nhập tổ chức doanh nghiệp.

Nhung lập tức chất vấn: “Trải nghiệm của chị ở nước ngoài cho chị khả năng tự lập và tự học, nếu em ở trong nước vẫn có khả năng đó thì liệu đó có phải là thế mạnh của chị?

Background của ứng viên Phạm Hồng Nhung.

Khi ở trong nước, bạn cũng có khả năng tự lập, tự học, tuy nhiên vẫn có khả năng bạn ở gần với gia đình của mình”, Thùy lập luận. Cần lưu ý rằng đối thủ của Thùy ở Tiền Giang, và học tập tại TPHCM.

Có thể bạn đến từ tỉnh khác nhưng khả năng về tỉnh đó vẫn rất dễ dàng, chỉ là một chuyến bay 1 - 2 tiếng, tuy nhiên ở nước ngoài thì việc trở về rất khó khăn”, Thùy tiếp lời.

Tiền Giang cách TPHCM chừng 70km, và di chuyển bằng đường bộ.

Khả năng ứng biến

Khả năng ứng biến hoàn toàn lép vế trước đối thủ trong nước là một điểm trừ của Thùy, dù rằng Nhung có ra “đòn tâm lý”, thể hiện qua màn chất vấn giữa hai ứng viên dưới đây:

- “Theo chị, mức lương như thế nào là cao?”, Nhung hỏi

- Mình sẽ không nói là lương cao, thay vào đó là mức lương phản ảnh đúng giá trị mà bạn mang lại cho công ty.

- Vậy là lương vẫn phải đúng năng lực đúng không ạ? Nếu một người sếp nhận xét mức lương của chị đặt ra quá cao, liệu đó có hơi mâu thuẫn với ý kiến của chị?

- Với một doanh nghiệp, có thể khi mình ứng tuyển họ cảm thấy mức lương đề xuất của mình quá cao. Nhưng cũng như chúng ta hay nói “ thuận mua vừa bán”, có thể có công ty nhận thấy khả năng của mình vả thấy mức lương đó là hợp lý.

- Trong tình huống chị không thành công trước một người không du học như chị, chị có buồn không?

- Mình sẽ không buồn về việc đó. Năng lực của mỗi người khác nhau, ngoài năng lực ra thì còn những kỹ năng sống, kinh nghiệm... Có thể hôm nay bạn đó hơn mình ở một số điểm nào đó, mang lại lợi ích cho công ty, nhưng điều đó cũng rất hợp lý thôi nếu bạn đó vượt qua mình.

Trong khi đó, cô gái mới tốt nghiệp ĐH Bách Khoa TPHCM Hồng Nhung dù hỏi xoáy đàn chị, nhưng luôn đệm chữ “ạ” cuối câu. Cô cũng tinh tế trả lời trực diện vào câu hỏi của các Sếp ngồi ghế nóng “Cơ hội cho ai?”. Khi Sếp Lưu Nga hỏi khi Nhung chưa kịp trả lời câu hỏi trước đó của Sếp Quyền, cô lựa chọn trả lời câu hỏi của Sếp Nga trước rồi xin phép tiếp tục trở lại với câu hỏi của Sếp Quyền trước đó.

Background hoành tráng, nhưng không thể hiện được thế mạnh bản thân

Khả năng ứng biến của Thùy thể hiện không tốt ngay cả khi trả lời câu hỏi của các sếp.

Bằng cấp cũng chỉ là một tờ giấy mà thôi. Về cơ bản, các em học tập và tốt nghiệp ở nước ngoài và Việt Nam mới ra trường là như nhau”, Sếp Nga nói và hỏi nếu bỏ qua ngoại ngữ, ứng viên làm thế nào chứng minh sự khác nhau về năng lực giữa một du học sinh và một sinh viên học tập trong nước.

Minh Thùy cho rằng khả năng ngôn ngữ chỉ là một phần. Theo cô, lợi thế nhất của du học sinh là trải nghiệm làm việc với đa quốc gia, đa văn hóa, dẫn đến các bạn có được sự thích nghi nhanh trong nhiều tình huống.

Chị cho rằng trong một cuộc phỏng vấn, thì khả năng ứng biến tình huống đối với người phỏng vấn là quan trọng nhất”, Sếp Nga tiếp lời.

“Thứ hai, các bạn từ nước ngoài về không nên đặt nặng vấn đề làm việc đa quốc gia, đa ngôn ngữ, mà hãy xem mình như một sinh viên tại Việt Nam, thì các bạn sẽ có nhiều cơ hội hơn”.

Về thế mạnh của một du học sinh, sếp Vũ Minh Trí - Tổng Giám đốc Tập đoàn Asim - khi nhìn hồ sơ của Thùy đã thốt lên: “Em tốt nghiệp ngành Kỹ sư cầu đường, xong em tham gia lập trình, hỗ trợ code, tự động hóa rồi làm nhân viên thẩm định hồ sơ cho vay, rồi đi dạy lập trình. Vậy cuối cùng chuyên môn của em là gì?”

Ngành Kỹ sư đã cho em kỹ năng giải quyết vấn đề và em đã áp dụng nó trong tất cả các công việc em đã từng làm qua, để từ đó tự động hóa các quy trình và giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian”, Thùy đáp lời.

Mặc dù em chưa biết doanh nghiệp đó hoạt động sao luôn? Chưa có kinh nghiệp và chưa nắm được những quy trình của doanh nghiệp đó mà em vẫn tin tưởng mình giúp doanh nghiệp đó cải tiến được quy trình?”, Sếp Trí chất vấn.

Kỳ vọng lương cao

Xuyên suốt từ đầu chương trình khi nêu quan điểm và trả lời câu hỏi của đối thủ lẫn các sếp, Minh Thùy luôn thể hiện việc quan tâm đến mức lương cao. Ví như với quan điểm cho rằng du học sinh ảo tưởng lương cao, cô cho rằng các du học sinh không ảo tưởng, mà họ xứng đáng với mức lương kỳ vọng.

Câu chuyện nhiều bạn đi du học trời Tây về vẫn thất nghiệp không hiếm. Bà Nguyễn Thị Vân Anh – cựu Giám đốc điều hành Navigos Search - từng nhận định có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, một trong số đó là các bạn du học sinh kỳ vọng quá cao.

"Không có chuyện nhà tuyển dụng phải trả mức lương cao hơn cho các bạn so với người đi học trong nước. Tốt nghiệp nước ngoài hay trong nước đều phải trải qua các vòng phỏng vấn hay làm bài test giống hệt nhau”.

“Nếu như các bạn vào được công ty và nỗ lực chứng minh được giá trị mình tạo ra thì các bạn sẽ vượt lên, và sẽ khác biệt với những người khác. Đến lúc đó, đãi ngộ, chức vụ, rồi tiền… mới đến với các bạn. Chứ ngay từ đầu nói ‘Tôi bỏ 5 tỷ đi du học về mà lương không được 1.000 USD hoặc 15-20 triệu thì không làm’, thì các bạn còn thất nghiệp dài dài”, bà Vân Anh thẳng thắn.

Theo bà Vân Anh, ngay cả với các bạn tốt nghiệp nước ngoài và có kinh nghiệm làm việc, thu nhập vẫn phải căn cứ vào job (công việc), grade (bậc), và phụ thuộc vào giá trị các bạn mang lại cho tổ chức.

Bảo Bảo

Nhịp sống thị trường

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020