Chuyên mục  


milk-1732524178279-17325241803021448638564.jpg

Bạn đã nghe nói đến sữa cá bao giờ chưa? Một số người ở Indonesia muốn biến điều này thành hiện thực.

“Xứ sở vạn đảo” Đông Nam Á này có nguồn tài nguyên thủy sản dồi dào nhưng lại khan hiếm về bò sữa. Tận dụng nguồn lợi này, công ty Berikan Protein Initiative đã bắt đầu chế biến sữa từ cá.

Tại trấn ven biển Indramayu, cứ 2 lần mỗi ngày, ngư dân giao cá biển đánh bắt được cho nhà máy. Tại đây, chúng được lọc xương, thủy phân, sấy khô và cô đặc thành loại bột màu trắng giàu protein.

Sau đó, bột được chở bằng xe tải đến một cơ sở riêng biệt. Tại đây, nó được trộn với đường, hương liệu dâu tây hoặc sô cô la, sau đó được đóng hộp để phân phối. Trộn hỗn hợp này với nước sẽ ra đồ uống được gọi là “sữa cá”.

Mafatihul Khoiri, quản lý sản xuất tại Berikan Protein Initiative, cho biết: “Ít nhất là với tôi, nó có vị giống như sữa bình thường”. Và vì được chế biến từ bột cá, người dùng có thể hấp thụ cả 9 loại axit amin thiết yếu từ sản phẩm này, công ty cho biết.

Sản phẩm này đã gây sốt cõi mạng. Ông Budi Sulistyo, Cục trưởng cục tăng cường năng lực cạnh tranh thủy hải sản thuộc Bộ Hàng hải và Thủy sản Indonesia (KKP), tin rằng đây là một sáng kiến tiềm năng.

Với sự hỗ trợ của nhà nước, Sulistyo cho biết ngành công nghiệp này có thể tạo việc làm cho 200.000 người, đạt công suất 500.000 tấn mỗi năm và trị giá ước đạt 4,5 tỷ USD.

Tuy nhiên, không phải ai cũng hào hứng với ý tưởng này. Bộ trưởng Y tế Budi Gunadi Sadikin cho biết trong để người dân Indonesia tăng cường dinh dưỡng, các loại sữa từ gia súc là hợp lý hơn.

“Chúng ta có thể nuôi bò sữa,” ông nói. “Hoặc chúng ta có thể nhập khẩu sữa từ Australia. Hoặc chúng ta có thể mua một công ty chăn nuôi bò hoặc công ty sữa của Australia”. Ông nói: “Có rất nhiều, rất nhiều lựa chọn khác trước khi nghĩ tới việc làm sữa từ cá”.

Phản ứng của người tiêu dùng

Diah Rodiah thấy mùi rất khó chịu khi lần đầu tiên nếm thử sữa cá. “Tôi phải nhắm mắt nhắm mũi uống”. “Nếu trộn bột cá với nước nóng, đồ uống càng có mùi hơn, nhưng nếu dùng với đá viên, nó dễ uống hơn hẳn”, Rodiah nói.

milk1-1732524184268-1732524184433520140934.jpg

Trong khi đó, Rosaedah thử làm bánh pudding với sữa cá. Cô tạo ra các lớp bánh với sữa cá sô cô la và sữa cá dâu tây. “Rất ngon. Tôi đã làm món này 3 lần rồi”, cô gái 23 tuổi này cho biết.

Ý tưởng sữa cá Indonesia bắt đầu từ năm 2017, khi các nhà nghiên cứu của chính phủ tìm cách lấy protein từ cá qua quá trình thủy phân bằng enzym. Berikan Protein Initiative đã tận dụng nghiên cứu này, thành lập một nhà máy vào năm 2021 và ra mắt sữa cá vào năm ngoái.

Những người ủng hộ cho rằng ý tưởng này tận dụng tốt nguồn tài nguyên, giúp mọi người tiêu thụ protein từ các loại cá nhỏ mà người Indonesia thường không thích ăn. Tuy nhiên, một số chuyên gia dinh dưỡng cho rằng đây là loại thực phẩm siêu chế biến, được trộn với đường và hương liệu nhân tạo.

Maqbulatin Nuha, giám đốc điều hành của Berikan Protein Initiative, cho biết công ty cam kết sản xuất một sản phẩm lành mạnh. Họ đã cắt giảm lượng đường trong sữa cá từ 13 gram trong các phiên bản nguyên mẫu xuống còn 4,7 gram.

Theo WSJ

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020