Chuyên mục  


image1-1727236891815-17272368928831100202980.png

Trong một cuộc phỏng vấn với Sky News Arabia tuần trước, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov cho biết Nga không cắt đứt việc xuất khẩu khí đốt sang châu Âu vì người Nga là "những người tử tế".

"Chúng tôi là những người tử tế. Chúng tôi đã ký các hợp đồng dài hạn với châu Âu. Chúng tôi tôn trọng các nghĩa vụ của mình, không giống như châu Âu hay Mỹ", ông Lavrov nói.

Bên cạnh đó, ông Lavrov cho biết các thỏa thuận khí đốt của Nga và châu Âu đều có lợi cho đôi bên.

Nhưng điều mà ông không đề cập thẳng trong cuộc phỏng vấn là Nga cũng cần tiền nên tiếp tục xuất khẩu dầu khí sang châu Âu.

Trước khi xung đột nổ ra tại Ukraine, Nga đã cung cấp tới 40% lượng khí đốt tại châu Âu. Con số này giảm xuống còn khoảng 15% vào cuối năm 2023 vì ba trong số bốn đường ống Nord Stream vận chuyển khí đốt bị hư hại.

Hiện tại, lợi nhuận từ dầu khí của Nga đang chịu áp lực từ các lệnh trừng phạt và hạn chế của phương Tây. Trong đó, G7 áp mức giá trần đối với xuất khẩu dầu thô của Nga.

Năm 2023, doanh thu từ dầu khí của Nga đạt 8,82 nghìn tỷ rúp, tương đương 94,6 tỷ USD. Con số này thấp hơn 24% so với mức 11,6 nghìn tỷ rúp ghi nhận vào năm 2022. Doanh thu năm đó tăng vọt do giá dầu biến động. Năm 2021, doanh thu từ dầu khí của Nga đạt 9 nghìn tỷ rúp.

Nga đã nâng dự báo về doanh số bán dầu khí của mình trong năm nay. Nhưng mức giá hoà vốn (mức giá tối thiểu cho mỗi thùng dầu) cũng đã tăng đáng kể từ khi xung đột bắt đầu. Nguyên nhân là do các yếu tố liên quan đến lệnh trừng phạt, chẳng hạn như phí bảo hiểm do Nga bảo lãnh và chi phí vận chuyển liên quan đến đội tàu tăng cao.

Theo S&P Global, giá dầu hòa vốn của Nga là 62 USD/thùng vào năm 2021. Hiện tại mức giá là 94 USD/thùng.

Giá hoà vốn cao sẽ làm giảm lợi nhuận, ảnh hưởng đến các công ty năng lượng của Nga và có tác động rộng lớn đến nền kinh tế. Kinh tế Nga được đánh giá là kiên cường nhưng đang phải đối mặt với nhiều thách thức. Vào tháng 7, một nhóm gồm 8 bộ trưởng tài chính châu Âu đã cho rằng Nga đang giấu sự thật về nền kinh tế đang bùng nổ của mình.

Các yếu tố địa chính trị khác cũng có thể tác động đến quyết định của Nga trong việc tiếp tục xuất khẩu khí đốt tự nhiên đến châu Âu.

Nhưng cũng không thể đánh giá thấp vai trò của dầu khí trong nền kinh tế Nga. Theo ước tính của Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford, ngành dầu khí chiếm từ 30% đến 50% doanh thu ngân sách liên bang của Nga.

Bloomberg ước tính rằng Nga có thể mất tới 6,5 tỷ USD một năm nếu gã khổng lồ năng lượng Naftogaz của Ukraine không gia hạn thỏa thuận vận chuyển khí đốt hết hạn trong năm nay. Thỏa thuận này cho phép khí đốt của Nga được vận chuyển đến châu Âu qua Ukraine.

Theo báo cáo của S&P Global vào tháng trước, mặc dù Nga đã xoay xở để chuyển sang các thị trường thay thế, nhưng các mặt hàng này thường được bán với mức chiết khấu lớn do các lệnh trừng phạt.

Theo BI

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020