Khi hội nghị thượng đỉnh BRICS chuẩn bị diễn ra tại Nam Phi vào tháng 8 tới, hàng loạt các quốc gia bày tỏ sự quân tâm đến việc gia nhập BRICS. Khối này là một nhóm các quốc gia mới nổi bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi.
Nhiều quốc gia châu Phi bao gồm Ai Cập, Ethiopia, Zimbabwe, Algeria, Nigeria, Sudan và Tunisia coi việc gia nhập khối này là một cơ hội lớn. Một số nền kinh tế ở Mỹ La tinh, Trung Đông và Đông Âu cũng đang mong trở thành thành viên, bao gồm: Saudi Arabia, Belarus, Iran, Mexico, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ và Venezuela.
BRICS ngày càng trở nên hấp dẫn trong vấn về ngoại giao và hỗ trợ phát triển. Theo các nhà quan sát, nhiều quốc gia, đặc biệt là những nước ở châu Phi, coi BRICS là một tổ chức có thể đối trọng với Mỹ và châu Âu.
Trong khi các quốc gia thành viên BRICS chiếm hơn 40% dân số toàn cầu và khoảng 1/4 tổng GDP thế giới, sự thống lĩnh của phương Tây đối với các hệ thống tài chính đang gây ra nhiều thất vọng.
Hình minh họa: Brian Wang
Các vấn đề về tiền tệ của BRICS và việc kết nạp các thành viên mới vào khối sẽ là ưu tiên hàng đầu trong chương trình họp lần này tại Nam Phi. Trợ lý giáo sư Mihaela Papa về phát triển bền vững và quản trị toàn cầu tại Đại học Tufts ở Mỹ cho biết, nhiều người dự đoán hội nghị thượng đỉnh lần thứ 15 tới sẽ thảo luận về một loại tiền tệ mới. Nhưng toàn bộ các thành viên BRICS không có sự đồng thuận về vấn đề này. Rõ ràng Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar không có kế hoạch làm điều này.
Trong khi đó, giáo sư kinh tế XN Iraki tại Đại học Nairobi, cho biết nhiều quốc gia coi BRICS là cơ hội để thoát khỏi sự thống trị của phương Tây cả về kinh tế và chính trị. Ông cho biết Trung Quốc và Ấn Độ là những cường quốc mới nổi và coi châu Phi là sân chơi mới. Họ có thể cạnh tranh nhau để “gây ấn tượng” với châu Phi bằng các cung cấp khoản viện trợ, khoản vay ưu đãi hoặc thương mại.
Chuyên gia cấp cao Cameron Hudson của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho biết BRICS đã mang đến cho các quốc gia châu Phi một con đường khả thi để tạo đòn bẩy và tạo sức ảnh hưởng quốc tế.
Ví dụ, Ai Cập, quốc gia đang phải vật lộn với cuộc khủng hoảng tiền tệ, đã chính thức nộp đơn xin gia nhập BRICS vào tháng 6. Theo Đại sứ Nga tại Ai Cập Georgy Borisenko, Cairo coi tiền tệ là lý do chính để tham gia vào BRICS.
Ông Paul Nantulya tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Châu Phi cho biết Saudi Arabia đang tìm cách mở rộng và tăng cường quan hệ với Trung Quốc nói riêng. Vì thế, việc gia nhập BRICS được coi là mang tính chiến lược. Argentina cũng tham gia với động lực tương tự.
Joe Sullivan, cựu quan chức Nhà Trắng, cho biết nhiều quốc gia, đặc biệt là các nước ở châu Phi, từ lâu đã mong muốn có một tổ chức đa phương phản ánh lợi ích của Nam bán cầu. “Ở BRICS, họ nhìn thấy ước mơ có khả năng trở thành sự thật và họ mong chờ được trở thành một phần của tổ chức”, ông nói.
Hình ảnh: Shutterstock
Nhưng việc kết nạp thêm thành viên sẽ không suôn sẻ. Theo các nhà quan sát, trong khi Trung Quốc, Nga và Nam Phi muốn mở rộng BRICS, Brazil và Ấn Độ lại sợ mất tầm ảnh hưởng trong nhóm.
Tuy nhiên, một khối BRICS mạnh mẽ hơn mới có thể là đối trọng với G7 - một nhóm các nền kinh tế bao gồm Canada, Pháp, Đức, Italy, Nhật Bản, Anh và Mỹ, cũng như các tổ chức đa phương khác do phương Tây lãnh đạo.
Ông Sullivan nói: “Sức mạnh của BRICS nằm ở tiềm năng trở thành G7 hoặc G20 của Nam bán cầu”. Song, ông Nantulya lại cho rằng dù sức ảnh hưởng ngày càng tăng, BRICS còn lâu mới trở thành một đối trọng cân bằng với G7.
Tham khảo SCMP