Chuyên mục  


Trước khi World Cup chính thức khai mạc, Adidas và Nike - hai thương hiệu cung cấp trang phục chính thức cho giải đấu năm nay đã bán được hàng triệu chiếc áo đấu với giá 90-150 USD (2,2-3,6 triệu đồng/áo). Tuy vậy, những người làm ra chiếc áo này lại được trả mức lương ít ỏi.

Hầu hết các thương hiệu thời trang và đồ thể thao phương Tây không sở hữu các cơ sở sản xuất riêng. Vì vậy, các công ty này thường ký hợp đồng với các nhà máy hoặc nhà cung cấp độc lập tại nhiều quốc gia khác nhau.

Nhà máy thuộc tập đoàn Pou Chen ở Yangon, Myanmar - nơi cung cấp giày bóng đá cho Adidas là đơn vị sản xuất áo World Cup năm nay. 7.800 công nhân thuộc nhà máy này cho biết tiền công mỗi ngày của họ chỉ có 4.800 kyat (khoảng 55 nghìn đồng/ngày).

Từ khi đại dịch, các công nhân ngành may mặc đã phải đấu tranh, lên tiếng vì điều kiện làm việc tồi tệ với mức lương thấp kỷ lục. Vào tháng 10 năm nay, họ đã yêu cầu đình công nếu không được trả mức lương 3,78 USD (92 nghìn đồng/ngày). Nhưng sau tất cả, không những lương không tăng mà 26 người trong số họ còn bị sa thải.

Lạm phát gia tăng, dòng tiền suy yếu khiến người dân tại Myanmar gặp nhiều khó khăn tài chính. Kể từ cuộc đảo chính năm ngoái, đồng kyat đã giảm hơn 50% so với USD. Chi phí hàng hóa, vận chuyển và nhà ở tăng vọt. Một công nhân có sức khỏe yếu cho biết cô đã nhịn ăn ba ngày cho đến khi các đồng nghiệp giúp đỡ.

Nhà máy sản xuất quần áo tại Yangon, Myanmar. Ảnh: Gemunu Amarasinghe

Trong một tuyên bố gửi qua email từ trụ sở chính của Pou Chen tại Đài Loan (Trung Quốc), công ty nói rằng họ tuân thủ luật pháp, quy định địa phương trong việc xử lý tiền lương và các vấn đề nhân sự của nhân viên. Đồng thời họ tôn trọng quyền thương lượng tập thể của người lao động, và sẽ phân xử thỏa đáng.

Sau khi hiểu rõ sự việc, Adidas đã đưa ra tuyên bố phản đối mạnh mẽ việc “đuổi người vô lý này”. Công ty cũng yêu cầu Pou Chen ngay lập tức phục hồi công việc cho những công nhân bị sa thải.

Lionel Messi trong một trận đấu tại World Cup. Adidas cho biết họ “phản đối mạnh mẽ” việc sa thải vô lý. Ảnh: Getty

Trong bối cảnh dịch bệnh cũng như lạm phát gia tăng, nhiều công ty trên thế giới đã lựa chọn giải pháp cắt giảm mức lương hoặc sa thải công nhân. Trax Apparel - nhà máy ở Campuchia có 2.800 công nhân may áo bóng đá cho Adidas cũng như cho đội bóng đá Manchester United của Anh. Công ty này đã sa thải 8 công nhân vào năm 2020 sau khi biết họ muốn đi tìm một công việc tốt hơn.

Để chuẩn bị cho những chiếc áo bóng đá của giải đấu lịch sử, 16 tháng là thời gian trung bình để đội ngũ sản xuất có thể lên ý tưởng, lựa chọn chất vải, thiết kế họa tiết cũng như nâng cấp hiện đại hơn so với mẫu áo của 4 năm trước. Và để hoàn thiện, mỗi người công nhân may mặc phải làm việc nhiều giờ cũng như dồn toàn bộ tâm huyết.

Hiện nay, làn sóng sa thải ở châu Âu đã lan rộng sang cả Đông Nam Á khiến cơ hội việc làm tại nhiều quốc gia trở nên khó khăn. Hi vọng với số lượng áo World Cup bán ra “khổng lồ”, các nhà máy sản xuất sẽ thiết lập một mức lương hợp lý hơn cho toàn thể công nhân.

Tham khảo: The New York Times

Thùy Bảo

Nhịp sống thị trường

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020