Chuyên mục  


benh-tieu-duong-uong-nuoc-dua-17152274026681658235379-0-41-450-761-crop-17152277105371140341986.jpgBất ngờ 7 lợi ích của nước dừa với người bệnh tiểu đường

GĐXH - Nước dừa là một lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường vì chỉ số đường huyết đặc biệt thấp. Hơn nữa, hàm lượng magiê trong nước dừa còn giúp cải thiện độ nhạy insulin ở các bệnh nhân tiểu đường.

Mướp đắng là một loại rau quả độc đáo, được sử dụng rộng rãi cả trong lĩnh vực y học và thực phẩm. Cây mướp đắng phát triển mạnh ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, bao gồm Châu Á, Châu Phi, Nam Mỹ và vùng Caribe.

Theo các nhà khoa học Mỹ, mướp đắng giàu vitamin và khoáng chất, có tính kháng khuẩn, chất chống oxy hóa. Mướp đắng được dùng để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị các bệnh như bệnh tiểu đường, ung thư, viêm loét, táo bón... 

muop-dang-trin-benh-tieu-duong-17153131227681880130759.jpg

Ảnh minh họa

Nghiên cứu của Bangladesh chỉ ra rằng, mướp đắng có chứa các hợp chất giúp kiểm soát lượng đường trong máu và giảm mức độ lipid (chất béo) trong máu.

Các nhà khoa học thuộc Đại học Naresuan (Thái Lan) đã theo dõi những người bệnh tiểu đường tuýp hai dùng 2.000 mg mướp đắng mỗi ngày trong 4 tuần và có mức đường huyết giảm so với lúc ban đầu. Các nhà nghiên cứu kết luận, mướp đắng có chứa các chất ngăn chặn sự thèm ăn và giảm lượng đường trong máu, hoạt động tương tự như insulin. 

Một nghiên khác của Nigeria phát hiện ăn lá mướp đắng (5-20% khẩu phần ăn) cũng có thể làm giảm lượng đường trong máu.

3 công dụng tuyệt vời của mướp đắng với người bệnh tiểu đường 

Kiểm soát lượng đường trong máu

Tác dụng của mướp đắng với bệnh tiểu đường là giảm lượng đường trong máu, kiểm soát đường huyết một cách ổn định. Các hoạt chất chống tiểu đường trong mướp đắng bao gồm Charanti và Vicine, giúp hạ đường huyết. Polypeptide-p hoạt động tương tự như insulin, chuyển hóa đường trong máu thành năng lượng, làm giảm glucose trong máu.

Phòng ngừa biến chứng tiểu đường

Mướp đắng có tác dụng phòng ngừa biến chứng phổ biến ở người tiểu đường như bệnh tim mạch và béo phì. Nó giúp giảm tích tụ cholesterol trong động mạch, làm giảm rủi ro biến chứng tim mạch. Hàm lượng chất xơ cao trong mướp đắng hỗ trợ phòng ngừa béo phì, giúp người tiểu đường kiểm soát cân nặng tốt hơn.

Tăng sức đề kháng cho người bệnh tiểu đường

Ngoài việc kiểm soát lượng đường huyết và phòng ngừa biến chứng, tác dụng của mướp đắng với bệnh tiểu đường là cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe. Chẳng hạn, nó giàu vitamin C, A, folate, kali, kẽm, sắt và chất xơ. Vitamin C tăng sức đề kháng và hỗ trợ sự lành thương. Vitamin A tăng cường thị lực. Folate hỗ trợ phát triển tế bào khỏe mạnh. Kali, kẽm và sắt đều là những dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.

nguoi-benh-tieu-duong-an-muop-dang-1715313142132583304568.jpg

Ảnh minh họa

Người bệnh tiểu đường dùng mướp đắng bao nhiều là đủ?

Ăn mướp đắng là một cách tuyệt vời để kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, theo các bác sĩ không nên ăn quá nhiều, mà chúng ta chỉ nên ăn chúng vào buổi sáng và chỉ ăn một đến hai lần trong một tuần.

Mướp đắng có thể được sử dụng ở nhiều dạng khác nhau, bao gồm rau tươi, nước ép, trà hoặc dạng chất bổ sung. Bạn có thể tiêu thụ khoảng 50-100 ml nước mướp đắng (nước ép, sinh tố) hoặc không quá một quả nhỏ mỗi ngày. 

Tuy nhiên, nếu dùng chất bổ sung mướp đắng (viên nén, bột, nước) thì liều dùng theo chỉ định của bác sĩ để tránh tương tác thuốc và tác dụng phụ.

Với người bệnh tiểu đường khi dùng mướp đắng cần theo dõi chặt chẽ lượng đường trong máu phòng trường hợp mướp đắng tương tác với thuốc điều trị làm hạ đường huyết. Phụ nữ mang thai không dùng mướp đắng vì có thể làm tăng nguy cơ chảy máu, co thắt, sẩy thai.

Người bệnh tiểu đường dùng mướp đắng nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay

Tới nay, mướp đắng chưa được phê duyệt về mặt y tế như một phương pháp điều trị bệnh tiểu đường. Vì vậy, bạn chỉ nên bổ sung mướp đắng vào bữa ăn như một phần của chế độ ăn uống lành mạnh. Bạn không nên sử dụng mướp đắng như một chất bổ sung mà không hỏi ý kiến bác sĩ.

Không chỉ người bệnh tiểu đường, người khỏe mạnh cũng không nên ăn mướp đắng liên tục vì nó có thể gây ra các tác dụng phụ và ảnh hưởng đến các loại thuốc khác mà người bệnh đang sử dụng.

Một số rủi ro và biến chứng khi ăn nhiều mướp đắng như: Bệnh tiêu chảy, nôn mửa, chảy máu âm đạo, hạ đường huyết nguy hiểm nếu dùng chung với insulin, tổn thương gan và thiếu máu... Vì vậy, khi dùng mướp đắng, nếu có dấu hiệu này cần dừng ngay.

nguoi-benh-tieu-duong-an-dua-hau-17151404775711486506822-0-30-452-753-crop-17151405951751726047366.jpgNgười bệnh tiểu đường ăn dưa hấu thế nào để ổn định đường huyết và không tăng cân?

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên ăn dưa hấu ở dạng nguyên bản, không chế biến thành nước ép hay sinh tố vì sẽ khiến lượng dưa hấu nhiều hơn, có tải lượng đường huyết rất cao, lại không có chất xơ...

rau-diep-ca-17150704406481469837357-3-0-427-678-crop-1715070449158482936041.jpgLoại rau mùa hè tốt cho người bệnh tiểu đường và giải độc gan an toàn, hiệu quả

GĐXH - Rau diếp cá tốt cho người bệnh tiểu đường, giải độc gan, lợi tiểu... rất thích hợp để sử dụng trong những ngày nắng nóng.

an-dung-cach-17147236504761651419939-68-0-535-748-crop-17147236939461542225254.jpg6 'thủ phạm' giấu mặt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, người Việt cần cảnh giác

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần cảnh giác với những thực phẩm thoạt nhìn có vẻ vô hại với đường huyết, nhưng trên thực tế chúng có chứa một lượng đường nhất định hoặc chất béo bão hòa có thể dẫn tới các vấn đề về đường huyết.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020