Chuyên mục  


huyet-ap-17114432367121851427949-0-0-375-600-crop-171144327405430236428.jpg8 bài thuốc dân gian trị cao huyết áp tại nhà, đơn giản mà hiệu quả

GĐXH - Điều trị cao huyết áp, ngoài việc sử dụng thuốc tây theo chỉ định của bác sĩ, bạn có thể áp dụng cách hạ huyết áp bằng những bài thuốc dân gian, đơn giản mà hiệu quả.

Huyết áp bao nhiêu thì gọi là cao?

Đối với một cơ thể khỏe mạnh, huyết áp bình thường có giá trị là 120/80 mmHg. Trong trường hợp huyết áp tâm thu > 140 mmHg hoặc tâm trương > 90 mmHg thì được gọi là tăng huyết áp.

Mức độ nặng nhẹ của tăng huyết áp tùy thuộc vào sự thay đổi của 2 chỉ số huyết áp tâm trương và tâm thu. Khi huyết áp cao hơn bình thường, người bệnh sẽ có biểu hiện chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, đi đứng không vững,..

huyet-ap-cao5-17116185476071907973655.jpg

Ảnh minh họa

Huyết áp cao bao nhiêu thì phải uống thuốc?

Khi có biểu hiện cao huyết áp, người bệnh cần đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra chính xác tình trạng, khi đó bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra lời khuyên thích hợp về việc có cần uống thuốc hay không.

Về kiến thức cơ bản của việc khi nào cần dùng thuốc cao huyết áp, bạn cần hiểu như sau:

Giai đoạn tiền tăng huyết áp 

Huyết áp tâm thu ở mức từ 130 - 139 mmHg, huyết áp tâm trương 80 - 89 mmHg. Đây là giai đoạn tiền cao huyết áp, người bệnh chủ yếu quan tâm đến sức khỏe, thay đổi chế độ dinh dưỡng và rèn luyện thân thể, theo dõi huyết áp hàng ngày và kiểm soát các yếu tố nguy cơ. Những trường hợp này rất ít khi bác sĩ cho chỉ định dùng thuốc. Thuốc được cân nhắc chỉ định khi có nguy cơ biến chứng xảy ra.

Giai đoạn dùng thuốc huyết áp và thay đổi chế độ sinh hoạt

Huyết áp tâm thu ở mức >140 mmHg, huyết áp tâm trương >90 mmHg. Đối với trường hợp này, bên cạnh việc thay đổi chế độ sinh hoạt thì người bệnh sẽ được chỉ định sử dụng thuốc huyết áp nếu có bệnh lý nền.

Những bệnh nhân không có bệnh lý nền hoặc ít có nguy cơ biến chứng thì việc sử dụng thuốc sẽ hạn chế hơn. Tuy nhiên vẫn phải có sự theo dõi huyết áp thường xuyên để kịp thời xử lý khi cần thiết.

cao-huyet-ap-17116184739961485507416.jpg

Ảnh minh họa

Giai đoạn bắt buộc phải dùng thuốc cao huyết áp

Đối với trường hợp huyết áp tâm thu ở mức từ ≥160 mmHg, huyết áp tâm trương ≥100 mmHg thì người bệnh bắt buộc phải sử dụng thuốc huyết áp theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm. Đồng thời, người bệnh cũng cần phải có sự theo dõi huyết áp thường xuyên kể cả khi huyết áp đã trở về mức bình thường.

Người bệnh cao huyết áp cần làm gì để ổn định huyết áp?

Uống thuốc theo đúng chỉ định

Uống thuốc theo đúng chỉ định gồm có liều lượng, thời gian uống trong ngày, thời gian hết đơn thuốc...

Theo dõi huyết áp tại nhà

Trong quá trình dùng thuốc bệnh nhân cần thường xuyên theo dõi huyết áp của mình hàng ngày. Điều này là căn cứ giúp bác sĩ đánh giá việc sử dụng thuốc ở bệnh nhân có hiệu quả hay không. Tốt nhất bạn nên ghi các chỉ số huyết áp ra giấy để tránh trường hợp bị quên.

Sinh hoạt điều độ

Trong quá trình dùng thuốc, bệnh nhân nên có tập thể dục đều đặn và có chế độ ăn uống khoa học. Tránh việc thức khuya, không nên ăn các loại thực phẩm chiên, xào, nhiều muối, nói không với đồ uống nước ngọt hay thức uống có cồn... Khi có chế độ ăn lành mạnh, quá trình sử dụng thuốc sẽ đạt được hiệu quả tốt hơn.

Cảnh giác với tác dụng phụ của thuốc huyết áp

tac-dung-phu-cua-thuoc-17116186789692002040134.jpeg

Ảnh minh họa

Trong quá trình điều trị thuốc hạ huyết áp, người bệnh có thể gặp một vài phản ứng phụ như: ho, tiêu chảy, táo bón, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, ngứa da, mệt mỏi... 

Thông thường những phản ứng này sẽ mất đi sau quá trình dùng thuốc, vì thế không nên quá lo lắng. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài, ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt bệnh nhân cần trao đổi thêm với bác sĩ.

huyet-ap-cao-1711258760114570407921.jpg7 thực phẩm rẻ tiền luôn có sẵn trong nhà nên ăn để trị bệnh cao huyết áp

GĐXH - Cao huyết áp là nguyên nhân gây ra các bệnh nguy hiểm như: nhồi máu cơ tim, đột quỵ, thậm chí dẫn đến tử vong. Việc điều chỉnh chế độ ăn cho người bị cao huyết áp có thể làm giảm nguy cơ đó.

huyet-ap-cao-17111209703051725149636-0-31-267-458-crop-1711121320021808921622.jpg6 dấu hiệu cảnh báo bạn bị cao huyết áp, tuyệt đối không bỏ qua

GĐXH - Người bị cao huyết áp có thể gặp triệu chứng như tim đập nhanh, bỏ qua một nhịp hoặc nhịp đập không đều. Cũng có thể biểu hiện khác như ù tai, đau ngực, buồn nôn, mất ngủ, mệt mỏi, hiếm hơn là chảy máu cam...

phuoc-sang-1711595733898440169721-13-0-319-490-crop-1711595742109672946218.pngNghệ sĩ Phước Sang đột quỵ lần 2 có tiền sử mắc bệnh này, ai có dấu hiệu tương tự cần cảnh giác!

GĐXH - Trước khi bị đột quỵ, nghệ sĩ Phước Sang có tiền sử bị cao huyết áp. Di chứng của đột quỵ cách đây 11 năm khiến thể trạng của anh chỉ tầm 70-80% so với người bình thường.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020