Chuyên mục  


Sốt xuất huyết xuất hiện tại nhiều tỉnh thành

Theo thống kê mới nhất, tích lũy từ đầu năm đến cuối tháng 9, cả nước ghi nhận 79.727 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH), 12 ca tử vong. So với cùng kỳ năm 2023, số mắc giảm 15,5%, số tử vong giảm 14 ca…

Mặc dù số ca mắc sốt xuất huyết giảm, tuy nhiên với điều kiện môi trường sau bão lũ tại các tỉnh phía Bắc, mưa bão ở miền Trung và mùa mưa ở miền Nam, nguy cơ gia tăng các ca mắc sốt xuất huyết là hiện hữu.

photo-1728378765589-1728378767112295657244.jpg

Ảnh minh họa

TS Nguyễn Văn Dũng - Trưởng khoa Côn trùng (Viện Sốt rét – Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương) nhận định, chúng ta thấy dịch SXH đã không còn theo chu kỳ (cứ khoảng 3-4 năm lại bùng phát mạnh), không còn phù hợp với tình hình hiện nay.

Đánh giá về tình tình dịch sốt xuất huyết, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng nhận định, sau bão lũ, các dụng cụ phế thải, dụng cụ chứa nước mưa… là điều kiện thuận lợi cho muỗi sinh sôi và phát triển. Do đó nguy cơ sốt xuất huyết rất dễ xảy ra.

  • avatar1727946988080-17279469886251029517890-16-122-315-600-crop-1727947133807543182457-3-4-299-478-crop-1727947392699224394378.jpg

    TPHCM: Nhiều bệnh nhân sốc sốt xuất huyết, gia tăng ca mắc mới

Bên cạnh đó, thời gian này cũng là thời kỳ cao điểm của dịch sốt xuất huyết diễn ra hàng năm.

Theo tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội, cộng dồn từ đầu năm 2024 đến cuối tháng 9/2024, thành phố ghi nhận gần 3.000 trường hợp sốt xuất huyết (giảm hơn 71% so với cùng kỳ năm 2023) và chưa có ca tử vong. Cộng dồn từ đầu năm đến nay đã ghi nhận 142 ổ dịch sốt xuất huyết. Hiện còn 18 ổ dịch đang hoạt động.

Tình hình sốt xuất huyết tại TP.HCM có tăng nhẹ so với các tháng trước, nhưng so với chu kỳ năm ngoái và trung bình 5 năm qua, vẫn ở mức thấp. Tổng số ca mắc tích lũy từ đầu năm 2024 đến nay là 7.337 ca.

Tại các tỉnh thành trên cả nước cũng ghi nhận các ca mắc sốt xuất huyết. Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đắk Lắk, trên địa bàn tỉnh ghi nhận trường hợp thứ 2 tử vong vì sốt xuất huyết (SXH), tính từ đầu năm tới nay. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tiền Giang cho biết trên địa bàn tỉnh vừa có một ca tử vong do bệnh sốt xuất huyết Dangue. Đó là một bé gái 5 tuổi.

photo-1728378767495-172837876759248146031.jpg

Ảnh minh họa

Sốt xuất huyết nguy hiểm như thế nào?

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, do muỗi vằn Aedes aegypti đốt truyền bệnh. Mặc dù thường gặp ở nhiều độ tuổi, nhưng bệnh đặc biệt nguy hiểm đối với trẻ em và người có sức đề kháng kém.

Sốt xuất huyết được đánh giá là nguy hiểm bởi bệnh có thể để lại những biến chứng nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, như là:

- Sốc: Giảm huyết áp đột ngột, các cơ quan trong cơ thể không được cung cấp đủ máu.

- Chảy máu: Chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết nội tạng.

- Suy đa tạng: Gan, thận, tim... bị tổn thương nặng nề.

- Tử vong: Trong trường hợp nặng, bệnh nhân có thể tử vong do các biến chứng trên.

- Khó dự đoán: Diễn biến của bệnh rất khó lường, có thể chuyển biến nặng rất nhanh.

Hiện nay, bệnh sốt xuất huyết chưa có thuốc điều trị đặc hiệu nên việc điều trị chủ yếu tập trung vào giảm các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng.

photo-1728378768360-17283787684751844097125.jpg

Ảnh minh họa

Triệu chứng thường gặp của sốt xuất huyết

Các triệu chứng phổ biến của bệnh sốt xuất huyết bao gồm:

- Sốt cao đột ngột

- Đau đầu dữ dội

- Đau cơ, khớp

- Mệt mỏi

- Phát ban

- Chán ăn, buồn nôn

- Chảy máu cam, chảy máu chân răng

Nếu bạn hoặc người thân có các triệu chứng trên, đặc biệt là sốt cao kéo dài, đau bụng dữ dội, nôn nhiều, khó thở, chảy máu bất thường, hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được khám và điều trị kịp thời.

Biện pháp phòng ngừa sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, do muỗi vằn Aedes aegypti đốt truyền bệnh. Vì vậy, để phòng chống bệnh sốt xuất huyết, biện pháp tốt nhất nên là diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt. Người dân thực hiện các biện pháp sau để phòng ngừa bệnh:

base64-17283806614602110749504.jpeg

Với trẻ nhỏ nên dùng tã trẻ em xua muỗi và khăn lau xua muỗi để bảo vệ trẻ khỏi bị muỗi đốt gây bệnh sốt xuất huyết.

1. Đậy kín tất cả các dụng cụ chứa nước để muỗi không vào đẻ trứng.

2. Diệt lăng quăng/bọ gậy bằng cách thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn; thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ, lật úp các dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông; bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.

3. Hàng tuần loại bỏ các vật liệu phế thải, các hốc nước tự nhiên không cho muỗi đẻ trứng như chai, lọ, mảnh chai, vỏ dừa, mảnh lu vỡ, lốp/vỏ xe cũ, hốc tre, bẹ lá...

4. Phòng ngừa muỗi đốt bằng cách ngủ màn, dùng các sản phẩm khăn lau xua muỗi có hương sả tự nhiên, an toàn khi sinh hoạt ngoài trời, đặc biệt vào buổi tối. Đối với trẻ em nên mặc quần áo sáng màu, dùng tã quần xua muỗi.

5. Tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

6. Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020