Chuyên mục  


Chia sẻ đau lòng của người mẹ khi thấy con trai 3 tuổi ra đi ngay trong đêm

Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện bài đăng của một người mẹ có tài khoản tên là T.T. Chị chia sẻ nỗi mất mát lớn khi con trai mới 3 tuổi của mình bất ngờ ra đi mãi mãi vì đột quỵ. Theo lời chị, dù con hoàn toàn khỏe mạnh nhưng chỉ trong chớp mắt, bé đã không còn bên chị nữa.

Trong bài đăng, người mẹ viết: "Không thể ngờ 1 đứa bé 3 tuổi khoẻ mạnh, nhanh nhẹn lại có thể ra đi vì đột quỵ.

Mẹ mang nặng đẻ đau con, ấy vậy mà ông trời cướp con đi chỉ trong vòng 3 giây. Chẳng ai có thể đau bằng mẹ vì chính mắt mẹ thấy con ra đi lúc 12 giờ đêm hôm ấy. Tất cả là tại mẹ chủ quan, trưa cô giáo nói T. ngủ dậy có ... đùn ra quần, nhưng phân bình thường. Đó là triệu chứng đầu tiên của đột quỵ, khi đi ngoài hoặc tiểu không kiểm soát trong khi mỗi khi con đi ngoài con đều tự giác đi.

Tối về con vẫn chơi, ăn khoẻ và chủ động đi vệ sinh bình thường nhưng con ít nói hơn mọi hôm 1 chút. Khoảng 22 giờ rưỡi con đòi đi ngủ trong khi bình thường 23 giờ bắt con đi con vẫn thức. Con hôm ấy ngoan lạ thường không đòi không quấy mẹ nằm trong vòng tay mẹ ngủ được 30 phút thì bắt đầu chồm dậy nói "đi đớ đi đớ đi đớ".

Là 1 người mẹ, hiểu được ý con nói đi đ.. nhưng lại nghĩ con nói mơ nên bảo con cứ đ.. ra bỉm nhé. Rồi lại ôm con vào lòng. Nhưng nào đâu biết đấy là biểu hiện thứ 2 của đột quỵ (lưỡi bị cứng khó phát âm).

Từ biểu hiện thứ 2 này chỉ khoảng 30 phút vàng là cứu được con mà mẹ không biết".

base64-17286349622252086255169-1728635396647-17286353968681629335914-1728638783702-17286387837931433148792.png

Chia sẻ của người mẹ trên mạng xã hội

Cũng theo chia sẻ của mẹ thì khoảng 30 phút sau, bé bất ngờ bị co giật, môi tím tái, lưỡi thè ra và ngừng thở. Dù gia đình đã đưa con đến bệnh viện, bác sĩ cố gắng hồi sức trong hơn một giờ nhưng bé không qua khỏi.

Trên đường về nhà, người mẹ vẫn không chấp nhận sự thật và liên tục cố gắng cứu con. Người mẹ viết trong nỗi đau tột cùng: "Con trai của mẹ, ngày này mẹ cả đời không bao giờ quên. Lòng mẹ đau như cắt con à. Mẹ viết dòng này phải mất 3 tiếng đồng hồ. Mẹ đau nhưng mẹ vẫn phải viết vì mẹ không muốn thêm 1 em bé nào bị ra đi đau lòng như con. Mẹ muốn cho tất cả người mẹ trên thế giới biết rằng đột quỵ lứa tuổi nào cũng có thể xảy ra. Mặc dù mẹ hiểu kiến thức về đột quỵ nhưng mẹ lại không nghĩ rằng bé như con lại có thể bị.

Con tôi khoẻ mạnh, trắng trẻo, nhanh nhẹn ai cũng thương. Dẻo miệng lắm. Đi khám định kì bác sĩ nào cũng khen khoẻ mạnh chả thiếu chất gì. Con ra đi lúc con khoẻ mạnh ăn no, ngủ kĩ. Mẹ thương con lắm, mẹ nhớ con lắm, mẹ đau lắm con ơi".

Qua chia sẻ của người mẹ, dù chưa biết chắc nguyên nhân chính xác khiến em bé 3 tuổi ra đi mãi mãi có phải là do đột quỵ hay không nhưng câu chuyện là lời cảnh báo cho các bậc phụ huynh hãy chú ý những dấu hiệu bất thường ở trẻ nhỏ.

Nhiều người nghĩ rằng đột quỵ chỉ gặp ở người trưởng thành và người già nhưng thực tế, bệnh có thể xảy ra với bất kỳ lứa tuổi nào, kể cả với trẻ em. Những triệu chứng như mất kiểm soát tiểu tiện, khó phát âm, hoặc những thay đổi trong hành vi hằng ngày... thường bị bỏ qua nhưng cũng có thể là những dấu hiệu thường gặp nhất ở đột quỵ.

Đột quỵ ở trẻ em nguy hiểm thế nào?

Tương tự như ở người lớn, đột quỵ ở trẻ em nếu không được điều trị kịp thời có thể đe dọa tính mạng, đòi hỏi phải được chăm sóc y tế ngay lập tức.

Đột quỵ là một trong 10 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em và có thể gây ra khuyết tật thần kinh lâu dài như suy giảm nhận thức và vận động. Theo Hiệp hội Đột quỵ Mỹ, ngoài cách phân loại theo xuất huyết và thiếu máu cục bộ như ở người lớn, đột quỵ ở trẻ em còn được phân loại theo độ tuổi.

  • avatar1728544437686-17285444403662037822519-0-0-375-600-crop-17285445507941810919128.jpg

    80% ca đột quỵ xuất huyết não có liên quan tới 1 thứ nhưng nhiều người Việt vẫn chủ quan

- Đột quỵ xảy ra từ 28 tuần thai đến 28 ngày sau sinh được gọi là đột quỵ chu sinh.

- Đột quỵ từ 28 ngày sau sinh đến 18 tuổi gọi là đột quỵ trẻ em.

Các yếu tố nguy cơ của đột quỵ chu sinh bao gồm từ phía thai nhi (bệnh tim bẩm sinh, rối loạn đông máu, nhiễm trùng, chấn thương hoặc ngạt khi sinh) và từ phía người mẹ (con so, tiền sử vô sinh, nhiễm trùng ối, thiểu ối, vỡ ối sớm, sinh mổ cấp cứu, tiền sản giật, rối loạn đông máu).

Đột quỵ chu sinh khó phát hiện, chủ yếu được điều trị bằng việc tìm các yếu tố nguy cơ để điều chỉnh.

Ở trẻ lớn hơn, các triệu chứng đột quỵ tương tự như ở người lớn, bao gồm co giật, yếu liệt chi, méo mặt, rối loạn thị lực, rối loạn phối hợp vận động, và ở trẻ lớn hơn có thể gặp rối loạn ngôn ngữ. Ba nhóm nguyên nhân chính gây đột quỵ ở trẻ em bao gồm bệnh tim bẩm sinh, tắc nghẽn mạch máu não bẩm sinh và bóc tách động mạch.

Dấu hiệu đột quỵ ở trẻ em

photo-1728633359190-1728633359545508431005-1728635398224-17286353982841672149321-1728638784227-1728638784302689277040.jpeg

Hình minh họa.

Nắm được các dấu hiệu đột quỵ ở trẻ em giúp cha mẹ biết cách xử lý kịp thời để cứu tính mạng con. Đột quỵ ở trẻ thường xuất hiện đột ngột với các triệu chứng có thể bao gồm:

- Yếu hoặc tê liệt ở một bên cơ thể.

- Nói lắp hoặc khó khăn về ngôn ngữ.

- Mất thăng bằng hoặc khó khăn khi đi lại.

- Rối loạn thị lực hoặc mất thị lực.

- Buồn ngủ bất thường hoặc uể oải.

- Co giật.

Khi trẻ có các triệu chứng nghi ngờ đột quỵ, cần đánh giá nhanh chóng và kỹ lưỡng bởi bác sĩ nhi khoa hoặc thần kinh để bắt đầu điều trị kịp thời và giảm nguy cơ tổn thương lâu dài.

Các phương pháp chẩn đoán bao gồm chụp cộng hưởng từ (MRI), chụp cắt lớp vi tính (CT), và các xét nghiệm khác để tìm nguyên nhân như:

- Chụp động mạch não bằng ống thông.

- Siêu âm tim.

- Xét nghiệm máu để tìm rối loạn đông máu.

Trẻ có thể cần gặp các bác sĩ chuyên khoa khác để xác định nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị, bao gồm bác sĩ huyết học, bác sĩ thần kinh, bác sĩ phẫu thuật thần kinh, và chuyên gia phục hồi chức năng.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020