Chuyên mục  


Vết thương phần mềm là loại tổn thương xảy ra ở các mô mềm của cơ thể như da, cơ, dây chằng và các mô liên kết. Đây là những vết thương không liên quan đến xương hoặc các cơ quan nội tạng. Một số vết thương phần mềm do tác động cơ học phổ biến có thể kể đến là vết cắt, vết trầy xước, vết bầm, vết thương đứt gân...

Trong đó, vết cắt là vết thương có cạnh sắc nhọn, thường do dao, kính hoặc kim loại gây ra, có thể gây tổn thương đến các mô bên dưới da. Trầy xước là vết thương xảy ra khi da bị cọ xát với bề mặt thô ráp, làm bong tróc lớp da trên cùng. Vết trầy thường không sâu nhưng có thể gây đau và dễ bị nhiễm trùng.

Vết bầm là vết thương do va đập mạnh, khiến mạch máu nhỏ dưới da bị vỡ, gây ra tình trạng bầm tím. Tuy không làm rách da nhưng vết thương này có thể gây đau, sưng và thay đổi màu da. Vết thương đứt gân, dây chằng thường xảy ra khi có lực tác động mạnh làm đứt hoặc tổn thương gân, dây chằng. Tình trạng này có thể gây mất chức năng vận động và cần điều trị phẫu thuật.

Cách xử lý vết thương phần mềm

Với những trường hợp vết thương có dị vật, chảy máu nhiều, tổn thương sâu, diện tích tổn thương lớn... cần đến bệnh viện cấp cứu.

Với những vết thương nhẹ, có thể tự xử lý tại nhà. Đầu tiên cần làm sạch vết thương bằng nước sạch, nước muối sinh lý, hoặc dùng dung dịch xịt vết thương để rửa sạch khu vực xung quanh vết thương.

Tiếp theo cần kiểm soát lượng máu chảy. Dùng tay áp nhẹ lên vết thương, sau đó sử dụng băng gạc hoặc khăn sạch để cầm máu, bao bọc vết thương hở, giữ cho khu vực vết thương sạch sẽ và ngăn vi khuẩn xâm nhập. Nếu máu chảy mạnh, nên nén vết thương để giảm áp lực máu chảy. Bệnh nhân có thể sử dụng thuốc giảm đau nếu cần thiết.

Làm sạch vết thương bằng nước vô trùng hoặc nước muối sinh lý. Ảnh: healthxchange

Mẹo giúp vết thương phần mềm mau lành

Để vết thương phần mềm mau lành và giảm nguy cơ biến chứng, quy trình chăm sóc đóng vai trò vô cùng quan trọng. Việc này giúp vết thương sạch, tránh biến chứng, đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra một cách hiệu quả nhất.

Người bệnh cần theo dõi tình trạng vết thương hàng ngày, rửa vết thương bằng nước sạch hoặc dung dịch phù hợp và thay băng gạc khi cần thiết. Người bệnh cần lưu ý các dấu hiệu nhiễm trùng như đỏ, sưng, đau hoặc tiết mủ ở vị trí vết thương. Nếu vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng, người bệnh cần được đưa đến bệnh viện điều trị.

Bên cạnh chăm sóc vết thương từ bên ngoài, bệnh nhân nên áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp, tăng cường sức đề kháng, nhanh phục hồi. Protein là dưỡng chất cần thiết để tái tạo tế bào mới và xây dựng mô tế bào. Các vitamin và khoáng chất như vitamin C, vitamin A, kẽm, sắt đều quan trọng cho quá trình lành vết thương, hỗ trợ hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần uống nước đầy đủ để giúp mô tế bào làm việc hiệu quả hơn.

Trong quá trình vết thương phục hồi, bệnh nhân cần hạn chế đồ chiên rán, thịt qua chế biến (xúc xích, thịt nguội...), rượu bia. Các thực phẩm gây viêm, có thể làm chậm quá trình làm lành vết thương. Ngoài ra, sử dụng thuốc kháng viêm sẽ góp phần chăm sóc vết thương từ bên trong.

Nhiều người sử dụng thảo dược thiên nhiên để đẩy nhanh tốc độ lành vết thương, đề phòng nhiễm khuẩn, phù nề, sưng đau. Từ xa xưa, vị thuốc huyết giác thường được sử dụng cho những trường hợp bầm tím, phù nề, chấn thương phần mềm trong sinh hoạt, tập luyện hàng ngày. Huyết giác được các võ sư cổ truyền tán nhỏ, đem ngâm rượu; dùng xoa bóp cho các võ sinh bị bong gân, bầm tím, đau xương, chấn thương gây ra bởi tập luyện thi đấu. Vì vậy, đây còn được gọi là "phương thuốc bí truyền của võ sư" đặc trị chấn thương.

Ngày nay, các nhà khoa học nghiên cứu và phát hiện ra trong cây huyết giác chứa nhiều dược chất có tác dụng sinh học cao như chống viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa, kích thích tuần hoàn máu, tăng tái tạo biểu mô, thúc đẩy quá trình lên da non, lành thương, giúp vết thương mau khép miệng, hạn chế để lại sẹo. Huyết giác (còn có tên gọi cây xó nhà, cau rừng, trầm dứa, giác máu, huyết giáng ông, tên khoa họcDracaena cochinchinensis (Lour.) S.C. Chen.Theo cổng thông tin bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP HCM), vị thuốc này có tác dụng chỉ huyết, hành khí, sinh cơ và hoạt huyết. Dược liệu này được sử dụng làm thuốc bổ máu, trị chứng bầm tím và ứ huyết do chấn thương...

Để tiện sử dụng, Công ty Đông dược Phúc Hưng bào chế cao huyết giác tinh chế dưới dạng viên nén, theo hàm lượng dược chất chuẩn, hiệu quả, an toàn. Nhà sản xuất cho biết, sử dụng cao huyết giác sau vài ngày sẽ thấy cải thiện tình trạng. Sản phẩm sản xuất trên dây chuyền đạt chuẩn Sản xuất thuốc tốt của Tổ chức Y tế thế giới (GMP - WHO).

Diệp Chi

2-1736733714-1736733741-9533-1736734359.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=DWs6VAedVm4NSnxufM6xgQ
Thuốc thảo dược Long huyết P/H hỗ trợ tan bầm tím - vết thương mau lành Long huyết P/H có thành phần từ huyết giác - vị thuốc quý của các võ sư, thầy thuốc dùng đặc trị nội ngoại thương. Một viên nang chứa 280 mg cao khô huyết giác (tương đương 4 gram dược liệu). Thuốc giúp giảm đau, làm tan máu dưới da khi bị đánh, bị ngã; bầm tím, bong gân, giúp vết thương mau lành. Ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 4-6 viên, uống sau bữa ăn. Thuốc chống chỉ định cho phụ nữ có thai. Nhà sản xuất và phân phối: Công ty TNHH Đông dược Phúc Hưng Số 96-98 Nguyễn Viết Xuân, phường Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội Liên hệ: 1800 5454 35 - Zalo 0916561338 https://longhuyetph.vn/ Số giấy xác nhận nội dung quảng cáo: 0791/2018/XNQC/QLD Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020