Chuyên mục  


base64-17276938263121349985039.jpeg

Sở Y tế Khánh Hòa đã có công văn khẩn gửi các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, các đơn vị liên quan về việc phối hợp ngăn chặn, xử lý việc giả mạo sở này để lừa đảo các cơ sở thực phẩm - Ảnh: TRẦN HOÀI

Ngày 30-9, trao đổi với Tuổi Trẻ Online, một lãnh đạo Sở Y tế Khánh Hòa cho biết cùng ngày, sở này đã có công văn khẩn gửi các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, các đơn vị liên quan về việc phối hợp ngăn chặn, xử lý kẻ giả mạo quyết định Sở Y tế Khánh Hòa để lừa đảo các cơ sở thực phẩm.

Theo công văn khẩn, Sở Y tế nhận được báo cáo của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Khánh Hòa về việc có kẻ mạo danh sở này để lừa đảo các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, kinh doanh dịch vụ ăn uống.

Theo đó, kẻ mạo danh đã gọi điện cho một số cơ sở thực phẩm để thông báo kiểm tra, yêu cầu cơ sở cung cấp tài khoản Zalo để gửi quyết định kiểm tra qua tài khoản Zalo và đưa ra một số yêu cầu bắt cơ sở phải thực hiện theo.

Qua xác minh thông tin do các cơ sở thực phẩm cung cấp, Sở Y tế khẳng định quyết định kiểm tra này là giả mạo, không phải do Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa ban hành.

Theo lãnh đạo Sở Y tế Khánh Hòa, kẻ xấu đã giả mạo quyết định thành lập đoàn kiểm tra, giám sát các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn tỉnh, trong đó người ký quyết định là ông Bùi Xuân Minh với chức vụ phó giám đốc Sở Y tế Khánh Hòa, quyết định được ký ngày 28-9-2024.

"Ông Bùi Xuân Minh là giám đốc Sở Y tế Khánh Hòa, chứ không phải là phó giám đốc và ông Minh đã nghỉ hưu từ ngày 1-7-2024, thời điểm ông Minh còn làm việc thì không có phó giám đốc nào tên Bùi Xuân Minh" - vị lãnh đạo Sở Y tế cho hay.

z588244811668928f4ffd501ec62341fb4d0f5529c8c86-17276921063521731408049.jpg

Quyết định giả mạo của kẻ xấu gửi cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh - Ảnh: Sở Y tế Khánh Hòa

Giả mạo nhằm lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Ông Võ Hồng Vân - chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh Khánh Hòa - cho biết để tạo niềm tin, các kẻ xấu lừa đảo đã lấy mẫu hình thức tương tự văn bản của cơ quan nhà nước để cắt ghép.

Theo ông Vân, nếu đọc kỹ quyết định sẽ nhận ra là giả mạo do văn bản có nhiều lỗi chính tả, thể thức, sai chức danh người ký và chữ ký.

"Đây là thủ đoạn lợi dụng mạng xã hội giả danh cơ quan chức năng nhằm gây tâm lý hoang mang, lo sợ để yêu cầu các chủ cơ sở chuyển tiền với mục đích lừa đảo chiếm đoạt tài sản” - ông Vân cho hay.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020