Chuyên mục  


qd-chungkhoan-mbs-18-17377067211611285989349.jpg

Thị trường chứng khoán giằng co trong phiên cuối cùng năm Giáp Thìn - Ảnh: QUANG ĐỊNH

Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa trải qua một phiên giao dịch 23-1 đầy hứng khởi khi VN-Index tăng hơn 17 điểm. Với mức tăng gần 1,4%, VN-Index trở thành chỉ số tăng mạnh nhất khu vực châu Á.

Nhưng sang tới phiên hôm nay (24-1), giao dịch toàn thị trường chậm lại trong bối cảnh cả nước đang hướng về kỳ nghỉ dài nhất năm.

Thông thường trước kỳ nghỉ dài, khó trông chờ sự đột phá về dòng tiền, nên việc điểm số lình xình không khiến giới đầu tư bất ngờ.

Dữ liệu cho thấy thanh khoản cả ba sàn hôm nay chưa vượt quá 11.000 tỉ đồng, lực mua/bán chủ động đều thấp. Chỉ số đại diện sàn TP.HCM loanh quanh vùng tham chiếu gần như toàn bộ cả phiên giao dịch.

Nhóm cổ phiếu được được mua chủ động hôm nay có ngân hàng (HDB, LPB, NAB) hay thực phẩm và đồ uống (MSN, PAN, HNG, BAF), hóa chất (DPM, GVR).

Trong khi nhóm cổ phiếu bị bán chủ động nhiều nhất gọi tên ngành chứng khoán (SSI, VND), thép (HPG, HSG, NKG), bất động sản (KBC, DXG, VRE, VHM)…

Diễn biến lình xình cả ngày, đến khi thị trường chuẩn bị khép phiên, VN-Index mới bất ngờ chuyển từ đỏ sang xanh khi tăng hơn 5 điểm, leo lên vùng 1.265. Cả ba sàn có 412 cổ phiếu tăng giá, có phần áp đảo so với 300 mã giữ sắc đỏ.

Đóng góp quan trọng vào chỉ số đại diện sàn HoSE hôm nay là cổ phiếu MSN của Masan với mức tăng gần 4%.

Đà tăng của MSN xuất hiện cùng thời điểm tập đoàn Masan công bố báo cáo tài chính riêng quý 4-2024 với 22.700 tỉ đồng doanh thu. Trừ đi giá vốn và loạt chi phí, tập đoàn này còn giữ lại được hơn 690 tỉ đồng lợi nhuận trong quý cuối năm vừa qua, gấp gần 14 lần so với cùng kỳ năm trước.

Ngoài ra, cổ phiếu GEX của Tập đoàn Gelex cũng tạo bất ngờ với mức tăng kịch trần. 

Theo báo cáo tài chính vừa công bố, năm 2024, GEX đạt tổng doanh thu hợp nhất 33.759 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 3.616 tỉ đồng, tăng lần lượt 12,5% và 158,6% so với năm 2023.

Ngoài MSN hay GEX, top 10 cổ phiếu có tác động tích cực đến VN-Index còn gọi tên GAS, LPB (+1,56%), GVR (+1,23%), BCM (+1,91%), MWG (+1,52%), MBB (+0,9%).

Ngược lại, nhóm top 10 là những mã chứng khoán là "tội đồ" kéo chỉ số sàn HoSE đi xuống, bao gồm: FPT (-0,58%), HPG (-0,38%), BSR (-0,98%), HVN (-0,92%), CTG (-0,26%), REE (-1,37%), KBC (-1,36%), DIG (-2,75%), ANV (-6%), SAB (-0,37%).

Đây cũng là thời điểm mùa công bố báo cáo tài chính quý 4 và cả năm 2024. Những thông tin liên quan tới kết quả kinh doanh có tác động tới giá cổ phiếu.

Theo cập nhật từ Wichart, tính tới sáng 24-1 cả thị trường có hơn 510 doanh nghiệp công bố báo cáo tài chính quý 4-2024. Trong đó nhiều doanh nghiệp báo lãi tăng mạnh so với cùng kỳ.

Bao giờ thị trường chứng khoán giao dịch trở lại?

Hai Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HoSE) và Hà Nội (HNX) đã có thông báo lịch nghỉ giao dịch dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Theo đó, thị trường sẽ nghỉ giao dịch từ thứ hai, ngày 27-1 (tức ngày 28 tháng chạp) đến hết thứ sáu, ngày 31-1 (mùng 3 Tết). Giao dịch trở lại bình thường kể từ thứ hai, tức ngày 3-2.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020