Chuyên mục  


base64-1731299683212916486219.jpeg

Nhiều nhà đầu tư vẫn chưa tin mình rơi vào bẫy của đa cấp tài chính - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

Lòng tham dẫn dụ vào tròng

Sự việc Công ty TNHH MTV tư vấn đầu tư GFDI ở Đà Nẵng vỡ nợ khi đã huy động được 3.700 tỉ đồng theo hình thức đa cấp tài chính đã để lại hệ lụy cho rất nhiều gia đình.

Bài viết Vì sao cho đến khi vỡ nợ, GFDI đã huy động được 3.700 tỉ đồng? nhận được nhiều lượt tương tác của bạn đọc trên Tuổi Trẻ Online. Trong đó nhiều người phê phán lòng tham của nhà đầu tư đã dẫn họ vào tròng.

Bạn đọc có nickname HPN cho rằng các vụ siêu lừa đảo vẫn tồn tại và ngày càng siêu đẳng hơn là do nhà đầu tư hám lợi.

base64-1731299683217624712917.jpeg

Một hợp đồng vay tài sản hàng trăm triệu mà GFDI ký với khách hàng - Ảnh: TRƯỜNG TRUNG

"Càng hào nhoáng, dễ có tiền, dễ có lời trong nháy mắt trong khi toàn thế giới kinh tế ảm đạm mà người gởi không đặt câu hỏi là làm sao họ có lợi nhuận khủng. Có tiền mà không có kiến thức, hám lợi thì chỉ đợi kẻ lừa đảo dẫn vào tròng" - bạn đọc này viết.

Bạn đọc Trần Nam nói miếng phô mai miễn phí luôn luôn đặt trong bẫy chuột mà thôi. Người này bình luận: "Trên đời này, cái gì ngon thì không tới lượt người ngoài đâu vì thường họ chia cho cả dòng họ ăn rồi. Tất cả do lòng tham mà ra. 

Người đi lừa vì tham lam nên bất chấp hậu quả dùng đủ chiêu trò, vẽ ra những cái bánh to đùng để dụ con mồi. Người bị lừa cũng vì tham lam và tin vào cái bánh vẽ đó, cứ nghĩ mình sẽ cắn phần bánh to hơn".

Để lại hậu quả xã hội rất lớn

Trên nhiều diễn đàn, group tài chính, nhiều người có đầu tư vào công ty trên đến bây giờ mới giật mình tỉnh ngộ vì lời cam kết lãi tới hơn 48% năm và "đảm bảo an toàn vốn 100%" quá chắc chắn từ công ty này.

Nhiều người vì sợ ảnh hưởng đến gia đình đã cùng các tài khoản giấu tên tâm sự về hoàn cảnh gia đình. Trong đó đa phần đều cho biết khi sự việc vỡ lở vợ chồng cãi vã, trách móc nhau. Nhiều người chẳng thiết đi làm vì đống nợ gây ra.

Ngoài điểm chung của nhiều người gởi tiền vào đây đều thừa nhận rằng lòng tham đã dẫn họ vào tròng thì nhiều người cũng đặt câu hỏi về việc hình thức huy động vốn này tồn tại từ năm này qua năm khác.

Vai trò của cơ quan chức năng ở đâu trong phòng ngừa tội phạm?

Bạn đọc có tài khoản Da Nang viết: "Tôi không hiểu bằng cách nào một năm trả tiền lời bằng nửa tiền gốc mà cũng có người theo. Có nhiều người không biết tiền lời như thế nào, hễ công ty trả tiền lời, thấy hấp dẫn quá nên không rút tiền mà "nhồi" thêm vô tăng tiền gốc để lời nhiều hơn.

Có người gởi vào đây lãi cao rồi đi vay mượn bên ngoài để tiêu dùng, khi đổ bể thì cả gốc lẫn ngọn, cả vay mượn đều "chổng vó".

Đúng là tai họa không dám kể với ai". 

Dấu hỏi lớn về phòng ngừa tội phạm tài chính như GFDI

Bạn đọc Le To Ngoc đặt vấn đề về quản lý xã hội, phòng ngừa tội phạm. Theo bạn đọc này, sự việc diễn ra nhiều năm ở thành phố nơi có mặt bằng dân trí khá ổn là một việc bất ổn.

"Đồng ý là người dân ham lời nên mắc bẫy. Tuy nhiên đây là sự việc làm rối loạn trật tự xã hội, dễ dẫn tới nhiều hậu quả đau lòng, chẳng lẽ ta không có cách nào ngăn chặn trước mà cứ phải chạy theo giải quyết vấn đề?" - bạn đọc đặt câu hỏi.

Điều đáng nói, tại Đà Nẵng trong nhiều năm qua đã xảy ra nhiều vụ lừa đảo tài chính bằng hình thức hợp đồng góp vốn, vay vốn với quy mô lớn.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020