Chuyên mục  


Hàng chục nghìn người biểu tình ngày 9/11 tập trung trước tòa thị chính Valencia, miền đông Tây Ban Nha, mang theo lá cờ màu vàng 4 sọc đỏ của vùng này cùng những bức ảnh có chữ "DANA 2024", tên hiện tượng thời tiết "áp thấp biệt lập ở độ cao lớn" hình thành ở Địa Trung Hải và gây mưa lớn tại Tây Ban Nha.

Cơ quan khí tượng Tây Ban Nha (AEMET) hôm 25/10 đã phát cảnh báo về DANA. Đến ngày 29/10, họ nâng cảnh báo lên mức đỏ, cấp cao nhất, khi DANA lơ lửng ở đông nam Tây Ban Nha trong nhiều giờ và gây mưa lớn. Đây là lần DANA nghiêm trọng nhất được ghi nhận trong thế kỷ 21.

Hàng chục nghìn người biểu tình ngày 9/11 tập trung trước tòa thị chính Valencia, miền đông Tây Ban Nha, mang theo lá cờ màu vàng 4 sọc đỏ của vùng này cùng những bức ảnh có chữ "DANA 2024", tên hiện tượng thời tiết "áp thấp biệt lập ở độ cao lớn" hình thành ở Địa Trung Hải và gây mưa lớn tại Tây Ban Nha.

Cơ quan khí tượng Tây Ban Nha (AEMET) hôm 25/10 đã phát cảnh báo về DANA. Đến ngày 29/10, họ nâng cảnh báo lên mức đỏ, cấp cao nhất, khi DANA lơ lửng ở đông nam Tây Ban Nha trong nhiều giờ và gây mưa lớn. Đây là lần DANA nghiêm trọng nhất được ghi nhận trong thế kỷ 21.

Đám đông kéo về quảng trường trước tòa thị chính Valencia bày tỏ nỗi tức giận với phản ứng chậm chạp của chính quyền khi lũ lụt xảy ra.

DANA khiến một số khu vực ở miền đông Tây Ban Nha hứng lượng mưa bằng cả năm chỉ trong vài giờ ngày 29/11. Mưa to gây lũ lụt nghiêm trọng phá hủy hàng loạt thị trấn, hàng nghìn người mắc kẹt. Ở vài nơi, lượng mưa đạt mức 50,8 cm (500 lít/m2).

Trận lũ khiến ít nhất 220 người thiệt mạng, trong đó 212 người ở vùng Valencia. Nhiều thành phố, thị trấn trong khu vực vẫn ngập trong bùn đất. Nỗ lực tìm kiếm thi thể nạn nhân vẫn chưa kết thúc, khi nhiều người còn mắc kẹt trong tầng hầm hoặc ôtô bị vùi lấp.

Đám đông kéo về quảng trường trước tòa thị chính Valencia bày tỏ nỗi tức giận với phản ứng chậm chạp của chính quyền khi lũ lụt xảy ra.

DANA khiến một số khu vực ở miền đông Tây Ban Nha hứng lượng mưa bằng cả năm chỉ trong vài giờ ngày 29/11. Mưa to gây lũ lụt nghiêm trọng phá hủy hàng loạt thị trấn, hàng nghìn người mắc kẹt. Ở vài nơi, lượng mưa đạt mức 50,8 cm (500 lít/m2).

Trận lũ khiến ít nhất 220 người thiệt mạng, trong đó 212 người ở vùng Valencia. Nhiều thành phố, thị trấn trong khu vực vẫn ngập trong bùn đất. Nỗ lực tìm kiếm thi thể nạn nhân vẫn chưa kết thúc, khi nhiều người còn mắc kẹt trong tầng hầm hoặc ôtô bị vùi lấp.

Nước lũ từ các sườn núi trút xuống quá nhanh, tạo thành lũ quét tấn công vùng đô thị ở Valencia ngày 29/10, khiến xe cộ bị cuốn trôi, chồng lên nhau trên các tuyến phố.

Nước lũ từ các sườn núi trút xuống quá nhanh, tạo thành lũ quét tấn công vùng đô thị ở Valencia ngày 29/10, khiến xe cộ bị cuốn trôi, chồng lên nhau trên các tuyến phố.

Xe cộ bị lũ cuốn trôi ở Alora.

Nhiều người dân ở Valencia cho hay họ chỉ nhận được cảnh báo lũ lụt từ chính quyền khi xe của họ bắt đầu bị cuốn trôi. Nước lũ dâng lên quá nhanh cũng khiến nhiều người không kịp sơ tán, mắc kẹt trong nhiều ngày.

Xe cộ bị lũ cuốn trôi ở Alora.

Nhiều người dân ở Valencia cho hay họ chỉ nhận được cảnh báo lũ lụt từ chính quyền khi xe của họ bắt đầu bị cuốn trôi. Nước lũ dâng lên quá nhanh cũng khiến nhiều người không kịp sơ tán, mắc kẹt trong nhiều ngày.

Cuộc biểu tình do các tổ chức xã hội và dân sự tổ chức. Họ hô vang khẩu hiệu yêu cầu lãnh đạo vùng Valencia Carlos Mazon, 50 tuổi, từ chức và chịu trách nhiệm trước trận lũ thảm khốc.

Một số người cầm biểu ngữ "Các người đã giết chúng tôi", ném bùn đất lên mặt tiền trụ sở chính quyền vùng.

AEMET đã ban hành cảnh báo đỏ về nguy cơ thiên tai từ 7h30 ngày 29/10, trước khi xảy ra thảm họa lũ quét. Một số khu dân cư bắt đầu bị ngập lụt lúc 18h cùng ngày, nhưng phải đến 20h, chính quyền vùng Valencia mới gửi cảnh báo tới điện thoại di động của người dân.

Cuộc biểu tình do các tổ chức xã hội và dân sự tổ chức. Họ hô vang khẩu hiệu yêu cầu lãnh đạo vùng Valencia Carlos Mazon, 50 tuổi, từ chức và chịu trách nhiệm trước trận lũ thảm khốc.

Một số người cầm biểu ngữ "Các người đã giết chúng tôi", ném bùn đất lên mặt tiền trụ sở chính quyền vùng.

AEMET đã ban hành cảnh báo đỏ về nguy cơ thiên tai từ 7h30 ngày 29/10, trước khi xảy ra thảm họa lũ quét. Một số khu dân cư bắt đầu bị ngập lụt lúc 18h cùng ngày, nhưng phải đến 20h, chính quyền vùng Valencia mới gửi cảnh báo tới điện thoại di động của người dân.

Người biểu tình chạm trán lực lượng cảnh sát chống bạo động. Đám đông hô khẩu hiệu cáo buộc cảnh sát "bảo vệ kẻ sát nhân" và "đáng xấu hổ".

Cảnh sát sau đó ào lên, tìm cách giải tán những người tụ tập tại quảng trường. Theo giới chức vùng, hơn 130.000 người đã tham gia cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử Valencia. Đám đông lớn tới mức khi những người đầu tiên đi đến cuối phố, hàng nghìn người vẫn đang có mặt ở điểm xuất phát tại quảng trường.

Người biểu tình chạm trán lực lượng cảnh sát chống bạo động. Đám đông hô khẩu hiệu cáo buộc cảnh sát "bảo vệ kẻ sát nhân" và "đáng xấu hổ".

Cảnh sát sau đó ào lên, tìm cách giải tán những người tụ tập tại quảng trường. Theo giới chức vùng, hơn 130.000 người đã tham gia cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử Valencia. Đám đông lớn tới mức khi những người đầu tiên đi đến cuối phố, hàng nghìn người vẫn đang có mặt ở điểm xuất phát tại quảng trường.

Một phụ nữ quỳ gối trước lực lượng cảnh sát chống bạo động.

Bà Sara Sanchez Gurillo tham gia biểu tình vì anh rể Candido Molina Pulgarin, 62 tuổi, thiệt mạng trong trận lũ. Thi thể ông nằm trên trang trại trồng cam bị nước lũ bủa vây ở thị trấn Cheste, phía tây Valencia.

Bà muốn ông Mazon từ chức, đồng thời bày tỏ thái độ gay gắt đối với các lãnh đạo Tây Ban Nha. "Những gì xảy ra thật đáng xấu hổ", Sanchez nói. "Họ thừa biết trời sắp mưa to nhưng không thèm cảnh báo ai, không tổ chức sơ tán. Chúng tôi yêu cầu họ từ chức".

"Chính quyền trung ương cũng phải chịu trách nhiệm. Họ nên điều quân đội tới hỗ trợ sớm hơn. Quốc vương nên ban bố lệnh điều quân. Tại sao chúng tôi muốn Tây Ban Nha vẫn có vua? Nhưng ông ấy không làm gì hết. Người dân đơn độc. Họ đã bỏ mặc chúng tôi".

Một phụ nữ quỳ gối trước lực lượng cảnh sát chống bạo động.

Bà Sara Sanchez Gurillo tham gia biểu tình vì anh rể Candido Molina Pulgarin, 62 tuổi, thiệt mạng trong trận lũ. Thi thể ông nằm trên trang trại trồng cam bị nước lũ bủa vây ở thị trấn Cheste, phía tây Valencia.

Bà muốn ông Mazon từ chức, đồng thời bày tỏ thái độ gay gắt đối với các lãnh đạo Tây Ban Nha. "Những gì xảy ra thật đáng xấu hổ", Sanchez nói. "Họ thừa biết trời sắp mưa to nhưng không thèm cảnh báo ai, không tổ chức sơ tán. Chúng tôi yêu cầu họ từ chức".

"Chính quyền trung ương cũng phải chịu trách nhiệm. Họ nên điều quân đội tới hỗ trợ sớm hơn. Quốc vương nên ban bố lệnh điều quân. Tại sao chúng tôi muốn Tây Ban Nha vẫn có vua? Nhưng ông ấy không làm gì hết. Người dân đơn độc. Họ đã bỏ mặc chúng tôi".

Người dân hô khẩu hiệu phản đối ông Mazon, lãnh đạo thuộc đảng Nhân dân bảo thủ, vì phản ứng chậm chạp trước thiên tai.

Sau trận lũ, hàng nghìn tình nguyện viên đã có mặt tại khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở vùng ngoại ô phía nam Valencia. Nhiều ngày sau, giới chức mới huy động cảnh sát và binh sĩ tới hỗ trợ, sau khi chính quyền khu vực yêu cầu chính quyền trung ương điều quân.

Người dân hô khẩu hiệu phản đối ông Mazon, lãnh đạo thuộc đảng Nhân dân bảo thủ, vì phản ứng chậm chạp trước thiên tai.

Sau trận lũ, hàng nghìn tình nguyện viên đã có mặt tại khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất ở vùng ngoại ô phía nam Valencia. Nhiều ngày sau, giới chức mới huy động cảnh sát và binh sĩ tới hỗ trợ, sau khi chính quyền khu vực yêu cầu chính quyền trung ương điều quân.

Nhóm người biểu tình đụng độ với cảnh sát chống bạo động.

Ông Mazon cho rằng quy mô cuộc khủng hoảng không thể lường trước và chính quyền địa phương đã không được chính phủ trung ương cảnh báo toàn diện. Ông cùng Vua Felipe VI và Thủ tướng Pedro Sanchez đã bị người dân la ó, ném bùn khi đến thăm khu vực chịu thiệt hại nặng hôm 3/11.

Nhóm người biểu tình đụng độ với cảnh sát chống bạo động.

Ông Mazon cho rằng quy mô cuộc khủng hoảng không thể lường trước và chính quyền địa phương đã không được chính phủ trung ương cảnh báo toàn diện. Ông cùng Vua Felipe VI và Thủ tướng Pedro Sanchez đã bị người dân la ó, ném bùn khi đến thăm khu vực chịu thiệt hại nặng hôm 3/11.

Cảnh sát truy đuổi người biểu tình có hành vi bạo lực.

Những người tổ chức biểu tình cũng ra tuyên bố lên án chính phủ của Thủ tướng Sanchez, cho rằng họ "cần lập tức gây sức ép mạnh với chính quyền vùng Valencia để triển khai mọi nguồn nhân lực sẵn có, giúp đỡ người dân tái thiết sau thảm họa".

Cảnh sát truy đuổi người biểu tình có hành vi bạo lực.

Những người tổ chức biểu tình cũng ra tuyên bố lên án chính phủ của Thủ tướng Sanchez, cho rằng họ "cần lập tức gây sức ép mạnh với chính quyền vùng Valencia để triển khai mọi nguồn nhân lực sẵn có, giúp đỡ người dân tái thiết sau thảm họa".

Một người biểu tình giơ hai tay lên trời trước mặt lực lượng cảnh sát chống bạo động.

Tại Tây Ban Nha, chính quyền các vùng có trách nhiệm tiến hành các hoạt động bảo vệ người dân trong thiên tai, lũ lụt và có thể yêu cầu chính quyền trung ương cung cấp nguồn lực hỗ trợ.

Ông Mazon bày tỏ tôn trọng cuộc biểu tình, cho rằng "sẽ tới lúc giới chức phải chịu trách nhiệm", nhưng bây giờ "là thời điểm tiếp tục dọn dẹp đường phố, giúp đỡ mọi người và tái thiết cuộc sống".

Một người biểu tình giơ hai tay lên trời trước mặt lực lượng cảnh sát chống bạo động.

Tại Tây Ban Nha, chính quyền các vùng có trách nhiệm tiến hành các hoạt động bảo vệ người dân trong thiên tai, lũ lụt và có thể yêu cầu chính quyền trung ương cung cấp nguồn lực hỗ trợ.

Ông Mazon bày tỏ tôn trọng cuộc biểu tình, cho rằng "sẽ tới lúc giới chức phải chịu trách nhiệm", nhưng bây giờ "là thời điểm tiếp tục dọn dẹp đường phố, giúp đỡ mọi người và tái thiết cuộc sống".

Ảnh: AP

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020