Chuyên mục  


Chim cánh cụt hoàng đế con nhảy xuống từ vách đá cao 50 feet (hơn 15 m) để bơi lần đầu trong đời. Sự việc diễn ra tại vịnh Atka, Nam Cực, được chụp bằng máy bay tự hành vào tháng 1/2024. Ảnh: National Geographic

Biến đổi khí hậu làm tan băng, khiến chim cánh cụt đổi địa điểm làm tổ. Thông thường, chim cánh cụt hoàng đế làm tổ trên các băng trôi tự do trên biển. Gần đây, chúng được phát hiện làm tổ trên thềm băng vĩnh cửu gắn với đất liền, buộc những chú cánh cụt con phải nhảy xuống biển kiếm ăn.

Trong ảnh, hàng trăm chú chim chen chúc trên đỉnh thềm băng. Do đói, chúng nhìn xuống mép vực, như thể đang cân nhắc xem có thể sống sót sau cú nhảy từ độ cao này hay không. Đây là một loài chim họ Spheniscidae, loại chim cánh cụt lớn và nặng nhất sống ở châu Nam Cực.

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) ước tính loài này trên thế giới còn khoảng 500.000, đang đề xuất đưa chúng vào Đạo luật các loài có nguy cơ tuyệt chủng (ESA) nguy cấp. Chúng thiếu thức ăn, tỷ lệ trứng nở giảm, tỷ lệ tử vong tăng cao ở lứa trưởng thành khi thế giới băng giá trở nên ấm hơn.

Chim cánh cụt hoàng đế con nhảy xuống từ vách đá cao 50 feet (hơn 15 m) để bơi lần đầu trong đời. Sự việc diễn ra tại vịnh Atka, Nam Cực, được chụp bằng máy bay tự hành vào tháng 1/2024. Ảnh: National Geographic

Biến đổi khí hậu làm tan băng, khiến chim cánh cụt đổi địa điểm làm tổ. Thông thường, chim cánh cụt hoàng đế làm tổ trên các băng trôi tự do trên biển. Gần đây, chúng được phát hiện làm tổ trên thềm băng vĩnh cửu gắn với đất liền, buộc những chú cánh cụt con phải nhảy xuống biển kiếm ăn.

Trong ảnh, hàng trăm chú chim chen chúc trên đỉnh thềm băng. Do đói, chúng nhìn xuống mép vực, như thể đang cân nhắc xem có thể sống sót sau cú nhảy từ độ cao này hay không. Đây là một loài chim họ Spheniscidae, loại chim cánh cụt lớn và nặng nhất sống ở châu Nam Cực.

Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) ước tính loài này trên thế giới còn khoảng 500.000, đang đề xuất đưa chúng vào Đạo luật các loài có nguy cơ tuyệt chủng (ESA) nguy cấp. Chúng thiếu thức ăn, tỷ lệ trứng nở giảm, tỷ lệ tử vong tăng cao ở lứa trưởng thành khi thế giới băng giá trở nên ấm hơn.

Những cây cọ chết phơi bày hệ sinh thái đang suy thoái ở ốc đảo Siwa, một điểm du lịch ở Ai Cập. Ảnh: National Geographic

Suy thoái hệ sinh thái ngày càng nghiêm trọng tại ốc đảo Siwa, một điểm du lịch ở Ai Cập. Giữa sa mạc rộng lớn, ốc đảo này là nơi sinh sống của 35.000 dân số. Nơi đây cũng thu hút khách du lịch đến cưỡi lạc đà, trượt cát, tham quan di tích cổ và hồ nước mặn. Trước những năm 1980, nguồn nước của Siwa là 200 con suối tự nhiên. Để phát triển nông nghiệp, nông dân khoan hàng nghìn giếng khai thác nước ngầm.

Hệ thống giếng cung cấp nhiều nước tưới tiêu hơn. Tuy nhiên, nếu không có hệ thống thoát nước được quy hoạch tốt, lượng nước dư thừa sẽ hình thành các hồ thoát nước mặn, gây ngập úng và xâm nhập mặn. Tình trạng dư nước ở điểm sa mạc du lịch này đã giết chết các loại cây trồng có giá trị kinh tế như cây chà là, loại cây quan trọng trong việc tạo ra vùng khí hậu ẩm ướt cho ốc đảo.

Siwa không phải là nơi duy nhất diễn ra tình trạng này. Hơn 33 triệu mẫu (hơn 13 triệu ha) ốc đảo trên toàn cầu đã bị sa mạc hóa từ 1995-2020.

Những cây cọ chết phơi bày hệ sinh thái đang suy thoái ở ốc đảo Siwa, một điểm du lịch ở Ai Cập. Ảnh: National Geographic

Suy thoái hệ sinh thái ngày càng nghiêm trọng tại ốc đảo Siwa, một điểm du lịch ở Ai Cập. Giữa sa mạc rộng lớn, ốc đảo này là nơi sinh sống của 35.000 dân số. Nơi đây cũng thu hút khách du lịch đến cưỡi lạc đà, trượt cát, tham quan di tích cổ và hồ nước mặn. Trước những năm 1980, nguồn nước của Siwa là 200 con suối tự nhiên. Để phát triển nông nghiệp, nông dân khoan hàng nghìn giếng khai thác nước ngầm.

Hệ thống giếng cung cấp nhiều nước tưới tiêu hơn. Tuy nhiên, nếu không có hệ thống thoát nước được quy hoạch tốt, lượng nước dư thừa sẽ hình thành các hồ thoát nước mặn, gây ngập úng và xâm nhập mặn. Tình trạng dư nước ở điểm sa mạc du lịch này đã giết chết các loại cây trồng có giá trị kinh tế như cây chà là, loại cây quan trọng trong việc tạo ra vùng khí hậu ẩm ướt cho ốc đảo.

Siwa không phải là nơi duy nhất diễn ra tình trạng này. Hơn 33 triệu mẫu (hơn 13 triệu ha) ốc đảo trên toàn cầu đã bị sa mạc hóa từ 1995-2020.

Asinate Lewabeka đang đốt rác nhựa gần nhà ở khu định cư Vunato, Lautoka, trên đảo Viti Levu, Fiji, ngày 9/5/2024. Ảnh: Time

Hơn hai phần ba rác nhựa ở Fifi trôi dạt vào từ biển. Dân địa phương thường chọn biện pháp đơn giản nhất là đốt để loại bỏ rác ở một quốc đảo xa xôi bị vây bởi những đợt sóng nhựa, dù đốt nhựa giải phóng các chất độc hại tồn tại trong môi trường hàng trăm năm, ảnh hưởng tới con người và hệ sinh thái.

Người phụ nữ trong ảnh là Asinate Lewabeka, đang đốt đống chai nước, tuýp dầu gội du lịch, hộp đựng nước trái cây, bao bì thực phẩm, một chiếc quạt nhựa bị hỏng và cuộn dây đồng phủ lớp cách điện PVC... Bất cứ khi nào rác nhựa đùn lên quá lớn trước cửa nhà, như nhiều người Fiji khác, bà lại gom đốt vì "không muốn nhựa gây ô nhiễm trong khu phố".

Fiji là một trong những nước ủng hộ hiệp ước toàn cầu về nhựa hướng đến giảm mạnh sản xuất nhựa không cần thiết và ràng buộc trách nhiệm của nhà sản xuất với rác nhựa. Tuy nhiên, cuộc họp thứ năm Ủy ban Đàm phán liên chính phủ của Liên hợp quốc (INC-5) từ 25/11-1/12 tại Busan, Hàn Quốc đã không chốt được thỏa thuận nào về hiệp ước này. Đây là vòng đàm phán cuối cùng sau các cuộc họp trước đó từ 2022.

Asinate Lewabeka đang đốt rác nhựa gần nhà ở khu định cư Vunato, Lautoka, trên đảo Viti Levu, Fiji, ngày 9/5/2024. Ảnh: Time

Hơn hai phần ba rác nhựa ở Fifi trôi dạt vào từ biển. Dân địa phương thường chọn biện pháp đơn giản nhất là đốt để loại bỏ rác ở một quốc đảo xa xôi bị vây bởi những đợt sóng nhựa, dù đốt nhựa giải phóng các chất độc hại tồn tại trong môi trường hàng trăm năm, ảnh hưởng tới con người và hệ sinh thái.

Người phụ nữ trong ảnh là Asinate Lewabeka, đang đốt đống chai nước, tuýp dầu gội du lịch, hộp đựng nước trái cây, bao bì thực phẩm, một chiếc quạt nhựa bị hỏng và cuộn dây đồng phủ lớp cách điện PVC... Bất cứ khi nào rác nhựa đùn lên quá lớn trước cửa nhà, như nhiều người Fiji khác, bà lại gom đốt vì "không muốn nhựa gây ô nhiễm trong khu phố".

Fiji là một trong những nước ủng hộ hiệp ước toàn cầu về nhựa hướng đến giảm mạnh sản xuất nhựa không cần thiết và ràng buộc trách nhiệm của nhà sản xuất với rác nhựa. Tuy nhiên, cuộc họp thứ năm Ủy ban Đàm phán liên chính phủ của Liên hợp quốc (INC-5) từ 25/11-1/12 tại Busan, Hàn Quốc đã không chốt được thỏa thuận nào về hiệp ước này. Đây là vòng đàm phán cuối cùng sau các cuộc họp trước đó từ 2022.

David Hester kiểm tra thiệt hại ngôi nhà sau khi bão Helene đi qua, thị trấn Horseshoe Beach, Florida, 28/9. Ảnh: AFP

Helene đổ bộ vào Florida với mực nước dâng kỷ lục 15 feet (4,57 mét) và sức gió 140 dặm một giờ (225,31 km một giờ), gây thiệt hại tại các bang Georgia, Carolinas, Tennessee và Virginia, với số tử vong lên hơn 230 người. AP nhận định đây là cơn bão chết chóc nhất đổ bộ đất liền Mỹ kể từ siêu bão Katrina năm 2005.

Các nhà khoa học cảnh báo việc tiếp tục đốt nhiên liệu hóa thạch sẽ dẫn đến nhiều cơn bão như Helene, với lũ lụt "không thể tưởng tượng nổi" vào sâu trong đất liền, không chỉ ở bờ biển.

David Hester kiểm tra thiệt hại ngôi nhà sau khi bão Helene đi qua, thị trấn Horseshoe Beach, Florida, 28/9. Ảnh: AFP

Helene đổ bộ vào Florida với mực nước dâng kỷ lục 15 feet (4,57 mét) và sức gió 140 dặm một giờ (225,31 km một giờ), gây thiệt hại tại các bang Georgia, Carolinas, Tennessee và Virginia, với số tử vong lên hơn 230 người. AP nhận định đây là cơn bão chết chóc nhất đổ bộ đất liền Mỹ kể từ siêu bão Katrina năm 2005.

Các nhà khoa học cảnh báo việc tiếp tục đốt nhiên liệu hóa thạch sẽ dẫn đến nhiều cơn bão như Helene, với lũ lụt "không thể tưởng tượng nổi" vào sâu trong đất liền, không chỉ ở bờ biển.

Một người địa phương giúp giải cứu ôtô bị kẹt giữa đoạn đường ngập lụt khi bão Helene đổ bộ, ngoại ô Boone, Bắc Carolina, Mỹ ngày 27/9/2024. Ảnh: Reuters

Bức ảnh do Jonathan Drake chụp trong cơn bão Helene ở Bắc Carolina vào tháng 9. Nhìn thoáng qua chúng ta tưởng như người đàn ông trong ảnh bám chặt vào chiếc xe để giữ mạng giữa làn nước lũ.

Thực tế, người này là một dân địa phương tốt bụng, cố gắng ngăn chiếc ôtô nhỏ bị cuốn trôi bằng cách dùng sức nặng của bản thân. Sau đó, chiếc ôtô đã có thể lùi khỏi lực cuốn của làn nước.

Drake đã tình cờ nhìn thấy cảnh tượng này ở vùng núi gần Boone khi anh cố gắng minh họa sức mạnh hủy diệt của cơn bão. "Tôi cảnh báo rằng anh ta có thể chết khi làm những việc này, anh ta nhún vai và quay trở lại làn nước", Drake nói.

Một người địa phương giúp giải cứu ôtô bị kẹt giữa đoạn đường ngập lụt khi bão Helene đổ bộ, ngoại ô Boone, Bắc Carolina, Mỹ ngày 27/9/2024. Ảnh: Reuters

Bức ảnh do Jonathan Drake chụp trong cơn bão Helene ở Bắc Carolina vào tháng 9. Nhìn thoáng qua chúng ta tưởng như người đàn ông trong ảnh bám chặt vào chiếc xe để giữ mạng giữa làn nước lũ.

Thực tế, người này là một dân địa phương tốt bụng, cố gắng ngăn chiếc ôtô nhỏ bị cuốn trôi bằng cách dùng sức nặng của bản thân. Sau đó, chiếc ôtô đã có thể lùi khỏi lực cuốn của làn nước.

Drake đã tình cờ nhìn thấy cảnh tượng này ở vùng núi gần Boone khi anh cố gắng minh họa sức mạnh hủy diệt của cơn bão. "Tôi cảnh báo rằng anh ta có thể chết khi làm những việc này, anh ta nhún vai và quay trở lại làn nước", Drake nói.

Dòng dung nham chảy ra từ một vụ phun trào núi lửa bắt nguồn từ bán đảo Reykjanes, Iceland, 20/11/2024. Ảnh: AP

Sau tám thế kỷ ngủ yên, núi lửa trên bán đảo Reykjanes của Iceland bất ngờ phun trào trở lại. Các vụ phun trào núi lửa liên tiếp gần Grindavík, cách thủ đô Reykjavik khoảng 50 km. Khu vực này quy tụ 3.800 người. Phần lớn đã di dời để đảm bảo an toàn.

Ảnh này ghi nhận lần phun trào thứ bảy của núi lửa khu vực này kể từ tháng 12 năm ngoái. Dòng dung nham nóng đang chảy về phía suối nước nóng Blue Lagoon, một điểm hút khách du lịch lớn.

Dòng dung nham chảy ra từ một vụ phun trào núi lửa bắt nguồn từ bán đảo Reykjanes, Iceland, 20/11/2024. Ảnh: AP

Sau tám thế kỷ ngủ yên, núi lửa trên bán đảo Reykjanes của Iceland bất ngờ phun trào trở lại. Các vụ phun trào núi lửa liên tiếp gần Grindavík, cách thủ đô Reykjavik khoảng 50 km. Khu vực này quy tụ 3.800 người. Phần lớn đã di dời để đảm bảo an toàn.

Ảnh này ghi nhận lần phun trào thứ bảy của núi lửa khu vực này kể từ tháng 12 năm ngoái. Dòng dung nham nóng đang chảy về phía suối nước nóng Blue Lagoon, một điểm hút khách du lịch lớn.

Người dân đi bộ qua một phần sông Amazon đang hạn hán ở Santa Sofia, ngoại ô Leticia, Colombia, 20/10/2024. Ảnh: AP

Sông Amazon ở Nam Mỹ gặp hạn hán nghiêm trọng, khiến cộng đồng người bản địa vật lộn để kiếm thức ăn, nước uống.

Mức nước sông Amazon dao động trong mùa khô và mùa mưa. Nhưng kể từ năm ngoái, mực nước đã giảm mạnh, nghiêm trọng nhất là ở Brazil. Hiện tượng này đang lan sang các quốc gia lưu vực sông Amazon khác, tàn phá nền kinh tế địa phương và nguồn cung cấp thực phẩm.

Người dân đi bộ qua một phần sông Amazon đang hạn hán ở Santa Sofia, ngoại ô Leticia, Colombia, 20/10/2024. Ảnh: AP

Sông Amazon ở Nam Mỹ gặp hạn hán nghiêm trọng, khiến cộng đồng người bản địa vật lộn để kiếm thức ăn, nước uống.

Mức nước sông Amazon dao động trong mùa khô và mùa mưa. Nhưng kể từ năm ngoái, mực nước đã giảm mạnh, nghiêm trọng nhất là ở Brazil. Hiện tượng này đang lan sang các quốc gia lưu vực sông Amazon khác, tàn phá nền kinh tế địa phương và nguồn cung cấp thực phẩm.

Các tòa nhà quanh đảo Gardi Sugdub, một phần của quần đảo San Blas ngoài khơi bờ biển Caribe của Panama, 25/5/2024. Ảnh: AP

Biến đổi khí hậu khiến mực nước biển dâng cao, buộc nhiều cộng đồng sống bên bờ biển phải di dời. Khoảng 300 gia đình trên đảo Gardi Sugdub, một phần của quần đảo San Blas ngoài khơi bờ biển Caribe, đã di dời đến những ngôi nhà mới do chính phủ xây trên đất liền. Tuy nhiên, đầu tháng sáu, chừng 200 người vẫn chọn ở lại, thậm chí có người xây một ngôi nhà hai tầng.

Augencio Arango, một thợ máy 49 tuổi, chọn ở lại đảo, dù mẹ, anh trai và bà của ông đã chuyển đi, vì cho rằng sống trong thành phố như "bị nhốt trong những ngôi nhà nhỏ bé". Ông không nghĩ rằng biến đổi khí hậu là nguyên nhân buộc họ di dời, mà do quyết định của con người. "Con người mới là thủ phạm gây hại cho thiên nhiên. Giờ họ còn muốn chặt hết cây để xây nhà trên nền đất cứng", ông nói.

Biến đổi khí hậu không chỉ khiến mực nước biển dâng cao mà còn làm ấm đại dương, tạo ra những cơn bão mạnh hơn. Người Guna ở Gardi Sugdub chỉ là cộng đồng đầu tiên trong số 63 cộng đồng dọc theo bờ biển Caribe và Thái Bình Dương của Panama dự kiến buộc phải di dời do mực nước biển dâng cao trong những thập kỷ tới.

Các tòa nhà quanh đảo Gardi Sugdub, một phần của quần đảo San Blas ngoài khơi bờ biển Caribe của Panama, 25/5/2024. Ảnh: AP

Biến đổi khí hậu khiến mực nước biển dâng cao, buộc nhiều cộng đồng sống bên bờ biển phải di dời. Khoảng 300 gia đình trên đảo Gardi Sugdub, một phần của quần đảo San Blas ngoài khơi bờ biển Caribe, đã di dời đến những ngôi nhà mới do chính phủ xây trên đất liền. Tuy nhiên, đầu tháng sáu, chừng 200 người vẫn chọn ở lại, thậm chí có người xây một ngôi nhà hai tầng.

Augencio Arango, một thợ máy 49 tuổi, chọn ở lại đảo, dù mẹ, anh trai và bà của ông đã chuyển đi, vì cho rằng sống trong thành phố như "bị nhốt trong những ngôi nhà nhỏ bé". Ông không nghĩ rằng biến đổi khí hậu là nguyên nhân buộc họ di dời, mà do quyết định của con người. "Con người mới là thủ phạm gây hại cho thiên nhiên. Giờ họ còn muốn chặt hết cây để xây nhà trên nền đất cứng", ông nói.

Biến đổi khí hậu không chỉ khiến mực nước biển dâng cao mà còn làm ấm đại dương, tạo ra những cơn bão mạnh hơn. Người Guna ở Gardi Sugdub chỉ là cộng đồng đầu tiên trong số 63 cộng đồng dọc theo bờ biển Caribe và Thái Bình Dương của Panama dự kiến buộc phải di dời do mực nước biển dâng cao trong những thập kỷ tới.

Bảo Bảo (TheoAP, Time, AFP, Reuters, National Geographic)

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020