Để đảm bảo theo đúng bộ tiêu chí an toàn sản xuất của thành phố khi công ty hoạt động trở lại, ông Nguyễn Đức Hiếu, giám đốc một công ty công nghệ thông tin tại TP HCM chỉ cho phép nhân sự tiêm đủ 2 mũi vaccine đi làm, sắp xếp bàn làm việc cách nhau 2m, bên cạnh chế độ đặc biệt để chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần cho nhân viên.
Song sau gần một tháng vận hành, vị giám đốc này bắt đầu lo lắng khi số lượng đơn hàng của đối tác cả trong và ngoài nước gia tăng trong khi thiếu trầm trọng lao động trình độ cao do phần lớn về quê tránh dịch chưa thể trở lại TP HCM. Chiến lược xác định sống chung với dịch cũng đồng nghĩa với việc F0 có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, ít nhiều làm ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần nhân viên, tiến độ công việc.
Sự kiện "FPT eCovax - Doanh nghiệp xanh" mang đến giải pháp được xây dựng trên nền tảng công nghệ giúp doanh nghiệp việc quản lý lịch làm việc linh hoạt và đáp ứng yêu cầu phòng - chống dịch bệnh; phát hiện và khoanh vùng các trường hợp F0 một cách nhanh nhất và ở phạm vi ảnh hưởng nhỏ nhất, cho phép các nhóm còn lại vẫn tiếp tục hoạt động như bình thường... Đại diện doanh nghiệp đăng ký tham gia miễn phí tại đây |
"Dù có các biện pháp giãn cách nhưng rất khó để kiểm soát hoạt động của người lao động. Chúng tôi hiện vẫn chưa có giải pháp nào thật sự tối ưu trong trường hợp F0 xuất hiện trong môi trường làm việc", ông Hiếu nói và cho rằng "nỗi đau" lớn nhất của đơn vịlà thiếu một giải pháp đồng bộ nhằm quản lý rủi ro, vận hành sản xuất, ứng phó linh hoạt với mọi tình huống xảy ra.
Sau 4 tháng ưu tiên hỗ trợ chở hàng thực phẩm cho thành phố, hiện Công ty CP Đầu tư Phát triển Bưu chính Việt (quận Tân Bình, TP HCM) cũng trở lại công việc chính – vận chuyển bưu phẩm từ đầu tháng này Đến lúc này thậm chí ông Trần Công Khanh - giám đốc công ty vẫn chưa thích nghi với điều kiện bình thường mới vì lo trăm bề. Cái khó lớn nhất của doanh nghiệp là buộc phải thay đổi cách vận hành. Ông Khanh cho biết, đi đến đâu cũng cần có phiếu xét nghiệm, thậm chí mới test ở TP HCM xong xuống đến Cà Mau nhân viên cũng phải xét nghiệm tiếp. Ngoài việc tốn kém chi phí, thì tiến độ công việc đều chậm kéo theo hiệu suất giảm 25-30% so với trước đây.
"Giải pháp của chúng tôi là không có lựa chọn nào ngoài việc chấp nhận thực tế, thương lượng với khách hàng, tăng giá dịch vụ và tuyển thêm nhân sư – dù điều này đang rất khó khăn. Các doanh nghiệp nhỏ vừa mở cửa trở lại trong trạng thái duy trì chứ chưa thể có lời lãi", ông Khanh nói.
Công nhân của một doanh nghiệp ở quận Tân Bình, TP HCM. Ảnh: Nguyệt Nhi
Bên cạnh các doanh nghiệp hồ hởi khôi phục lại hoạt động, cũng có đơn vị thận trọng như Công ty Cổ phần Nhựa Đại Đồng Tiến với lý do "chưa vội hoạt động hết công suất vì lo ngại dịch có thể ập đến, khiến doanh nghiệp khó càng thêm khó".
Nhiều doanh nghiệp đang thực hiện bộ tiêu chí an toàn sản xuất trong bình thường xanh. Ngoài các mặt tích cực, một số điểm được doanh nghiệp cho là có tính khả thi thấp, như quy định xét nghiệm, diện tích 4 m2 mỗi người, khoảng cách 2m giữa các lao động, mô hình 3 tại chỗ và kiểm soát nơi lưu thông, lưu trú của người lao động.
Theo đánh giá của nhiều doanh nghiệp, rất ít đơn vị có khả năng thực hiện được đủ bộ tiêu chí, do đó doanh nghiệp muốn chủ động kiểm soát hơn. Cơ quan quản lý cần trao quyền tự chủ cho doanh nghiệp trong việc xây dựng mô hình và phương thức tổ chức sản xuất cũng như vận hành công tác phòng chống dịch phù hợp với đặc thù từng ngành nghề.
Lãnh đạo FPT cho biết các doanh nghiệp hiện nay phải đối mặt với việc bài toán liên tục thay đổi kế hoạch hoạt động cho doanh nghiệp mình, làm thế nào để mở cửa an toàn và ổn định vận hành chắc chắn đang là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp hiện nay trước bối cảnh diễn biến khôn lường của dịch bệnh.
Do đó, lãnh đạo doanh nghiệp cần hướng đến xây dựng doanh nghiệp xanh trong giai đoạn sống chung với dịch'. Trong đó, mỗi đơn vị cần phải có biện pháp và công cụ phục vụ công tác quản trị, vận hành, điều phối, đảm bảo an toàn và ổn định môi trường làm việc.
Xây dựng "doanh nghiệp xanh" là hướng đi tất yếu trong thời kỳ bình thường mới giúp doanh nghiệp tập trung khôi phục, vận hành sản xuất, kinh doanh thông suốt và nhất là đảm bảo an toàn phòng dịch. Đây cũng là nội dung sẽ đưa ra bàn luận trong Sự kiện ra mắt Vắc - xin công nghệ FPT eCovax - Doanh nghiệp xanh, diễn ra vào ngày 30/10.
Sự kiện có sự tham gia của đại diện Ban Nghiên cứu và Phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) của Chính phủ... và các doanh nhân hàng đầu gồm ông Trần Việt Anh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần XNK Nam Thái Sơn; ông Nguyễn Trọng Hiếu, Tổng Giám đốc CTCP Tập đoàn Gỗ Trường Thành; ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT; ông Vũ Anh Tú, Giám đốc công nghệ FPT; ông Phan Thanh Sơn , Giám đốc Phát triển kinh doanh FPT IS.
Mở đăng ký miễn phí cho doanh nghiệp quy mô từ 100 người và doanh nghiệp sản xuất quy mô 200 người, sự kiện mang đến những câu chuyện thực tế về tình hình hoạt động của các đơn vị sản xuất kinh doanh khi tái mở cửa.
Hoài Phương
Sự kiện FPT eCovax - Doanh nghiệp Xanh nằm trong chương trình FPT eCovax do Tập đoàn FPT khởi xướng, với mong muốn cung cấp các vũ khí giúp doanh nghiệp tăng cường kháng thể, thích ứng và linh hoạt trước mọi tình huống để đảm bảo kinh doanh không gián đoạn, vượt qua những thách thức của đại dịch.