Chuyên mục  


Qua hơn 6 thập kỷ hình thành và phát triển, từ tiền thân là một đoàn khảo sát nhỏ bé, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam Petrovietnam (PVN) đã trở thành một tập đoàn kinh tế lớn mạnh có tổng tài sản hợp nhất trên 40 tỷ USD, vốn chủ sở hữu hợp nhất 21,5 tỷ USD, với đội ngũ gần 60.000 cán bộ nhân viên.

Hoạt động của PVN trải dài trên nhiều lĩnh vực của chuỗi giá trị dầu khí, gồm tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí, công nghiệp khí, chế biến dầu khí, công nghiệp điện và năng lượng tái tạo và dịch vụ kỹ thuật Dầu khí chất lượng cao.

2020 được PVN đánh giá là khó khăn nhất trong lịch sử 47 năm thành lập khi tập đoàn phải đối mặt với khủng hoảng kép của Covid-19 và sự suy giảm giá dầu thô. Tuy nhiên, kết thúc năm 2020, Petrovietnam vẫn cơ bản hoàn thành và hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu kế hoạch được giao, đóng góp vào ngân sách nhà nước 83.000 tỷ đồng, đạt 101% kế hoạch năm 2020. 

Đại diện 10 "Thương hiệu mạnh Việt Nam" được vinh danh tại lễ trao giải của Vietnam Economic Times (Ảnh: PVN).

Bước sang năm 2021, PVN nộp ngân sách Nhà nước 112.500 tỷ đồng, vượt 80% kế hoạch năm, tăng 36% so với năm 2020. Kết quả sản xuất kinh doanh của Petrovietnam đã dẫn đầu 19 tập đoàn, tổng công ty thuộc Ủy ban quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp. 

Đến hết quý III/2022, sản lượng khai thác dầu thô của PVN đạt 8,15 triệu tấn, vượt 23% kế hoạch 9 tháng và bằng 93% kế hoạch năm 2022, bằng mức thực hiện cùng kỳ năm 2021.

Sản xuất đạm 9 tháng vượt 9% kế hoạch, tăng 7% so với cùng kỳ năm 2021. Sản xuất xăng dầu (không gồm Công ty Lọc hóa dầu Nghi Sơn) đạt 5,16 triệu tấn, vượt 9% kế hoạch và tăng 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Sản xuất khí, điện và các sản phẩm khác đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường.

Top 10 bảng xếp hạng "Doanh nghiệp lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2022" (Ảnh: PVN).

Tổng doanh thu toàn tập đoàn 9 tháng đầu năm 2022 ước đạt 698.300 tỷ đồng, vượt 25% kế hoạch cả năm và tăng 56% so với cùng kỳ 2021. Nộp ngân sách ước đạt 102.900 tỷ đồng, vượt 59% kế hoạch năm 2022 và tăng 51% so với cùng kỳ 2021. Sau 9 tháng, Petrovietnam đã hoàn thành vượt mức, về đích trước 4 chỉ tiêu là doanh thu toàn tập đoàn, doanh thu hợp nhất, lợi nhuận trước thuế hợp nhất và nộp ngân sách.

Theo đánh giá mới đây của Brand Finance, thương hiệu Petrovietnam được định giá gần 1,3 tỷ USD, vượt xa so với mốc 918 triệu USD của kỳ định giá năm 2021. Chỉ số sức mạnh thương hiệu 70,8 và duy trì xếp hạng ở mức AA, trở thành một trong 10 "Thương hiệu giá trị nhất Việt Nam".

Đại diện Petrovietnam nhận vinh danh "Top 10 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2022" (Ảnh: PVN).

Ngày 12/10, Petrovietnam tiếp tục lọt Top 10 "Thương hiệu mạnh Việt Nam" do Vietnam Economic Times bình chọn, ghi nhận và vinh danh những thương hiệu doanh nghiệp uy tín, hoạt động hiệu quả, có nhiều thành tích ấn tượng trong khôi phục và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh sau tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19.

Theo ban tổ chức, Petrovietnam đã thể hiện tầm nhìn, sứ mệnh cũng như kế hoạch hành động trong việc chuyển đổi xanh, chuyển đổi số,

vào nhóm là doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2022.

Tại Lễ kỷ niệm ngày Doanh nhân Việt Nam do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức, Tổng giám đốc Petrovietnam Lê Mạnh Hùng đã được trao danh hiệu "Doanh nhân Việt Nam tiêu biểu nhất năm 2022".

Đây là danh hiệu được VCCI tổ chức bình xét và trao tặng dựa trên những nỗ lực, đóng góp của cộng đồng doanh nhân, doanh nghiệp trong xây dựng, phát triển kinh tế đất nước và chung sức chống đại dịch Covid-19.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020