Chuyên mục  


ban-sao-sags-17346250034832046607896.jpg

SAGS là doanh nghiệp cung cấp dịch vụ mặt đất cho nhiều hãng bay quốc tế và hãng bay nội địa. Trong ảnh: nhân viên công ty phục vụ chuyến bay Vietravel Airlines - Ảnh: CÔNG TRUNG

Theo đó, Bamboo Airways cam kết thanh toán toàn bộ số tiền nợ, bao gồm cả lãi suất phát sinh, thành ba đợt kéo dài từ năm 2024 đến 2028.

Đồng thời, hãng sẽ thanh toán 1,5 tỉ đồng chi phí hòa giải theo quyết định của Tòa án nhân dân TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Thỏa thuận này được đánh giá là bước tiến nhằm giải quyết bất đồng giữa hai bên.

Tính đến ngày 12-11, Bamboo Airways vẫn nợ SAGS tổng cộng 68,5 tỉ đồng.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại diện của hai doanh nghiệp cho biết đang tiếp tục phối hợp với nhau để tiến hành trả và thu hồi khoản nợ và không bình luận gì thêm.

Việc ngừng hợp tác với SAGS từ ngày 1-1-2024 đã đánh dấu sự thay đổi trong chiến lược của Bamboo Airways, khi hãng chuyển sang hợp tác với Pacific Airlines để cung cấp các dịch vụ mặt đất như vận chuyển hành khách, xử lý hành lý và kéo máy bay tại các sân bay lớn.

Đại diện SAGS khẳng định việc ngừng hợp tác với Bamboo Airways không ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh, do các chuyến bay của hãng này chỉ chiếm một tỉ lệ nhỏ trong tổng doanh thu của công ty.

SAGS là doanh nghiệp dịch vụ mặt đất, phục vụ 50 hãng bay quốc tế và đang phục vụ cho hãng bay nội địa Vietjet, Bamboo Airways, Vietravel Airlines.

Ngoài SAGS, trong ngành dịch vụ mặt đất còn có Công ty Viags (của Vietnam Airlines), HGS, AGS, Vietjet, Pacific Airlines...

Trong khi đó, Bamboo Airways đang trong giai đoạn tái cấu trúc để vượt qua những khó khăn lớn, bao gồm chi phí nhiên liệu tăng, nhu cầu thị trường nội địa yếu và tình trạng thiếu máy bay.

Bất chấp áp lực tài chính, Bamboo Airways đã có những dấu hiệu phục hồi. Hãng đã tái khai thác đường bay TP.HCM - Thái Lan, đánh dấu bước đầu trong kế hoạch khôi phục mạng lưới quốc tế.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020