Chuyên mục  


Không chỉ gây sốt cộng đồng yêu phim với nội dung thu hút cùng dàn diễn viên trẻ đẹp, Bridgerton còn làm khán giả ấn tượng khi có bối cảnh là tòa lâu đài Clyveden có thực ngoài đời thường. Lâu đài này có tên gọi thật là Howard và liệu bạn có tò mò thiết kế của nó có khác gì trên phim?

Nếu đã xem series phim Bridgerton của Netflix, bạn chắc chắn sẽ trầm trồ về mức độ đầu tư hình ảnh của bộ phim này. Không chỉ làm các mọt phim điên đảo từ độ hot của dàn trai xinh gái đẹp, trang phục mê ly đến phụ kiện trang sức lộng lẫy,… trong từng tập phim được lên sóng, khán giả còn hoàn toàn không thể rời mắt trước lối kiến trúc cổ điển, nội thất sang trọng, xa hoa của bộ phim đang làm mưa làm gió trên kệ Netflix này.

Bộ phim với tình tiết cực cuốn nhưng khán giả lại không thể rời mắt bởi kiến kế kiến trúc nội thất của những tòa lâu đài kiểu Pháp cổ điển

Chỉ mới vừa ra mắt trên Netflix vài ngày, series cổ trang Bridgerton đã thu hút sự quan tâm đông đảo của khán giả, vọt lên top những bộ phim được xem nhiều nhất của hệ thống này. Bridgerton kể về mối tình đẹp như mơ của nàng tiểu thư Daphne Bridgerton và anh chàng công tước Simon Basset.

Lấy bối cảnh nước Anh những năm 1800, nội dung bộ phim đúng chuẩn “Gossip Girl”, Bridgerton được đánh giá là một series dễ xem, dễ hiểu. 

Tuy nhiên không chỉ có thể, bất kỳ ai khi bắt đầu xem phim đều có ấn tượng cực mạnh với những thiết kế kiến trúc độc đáo của ngôi biệt thự trong Bridgerton. Thậm chí, mỗi một công trình của tòa lâu đài xuất hiện trên màn hình, nhiều người còn mong muốn mình có thể đến tận nơi chiêm ngưỡng, mục sở thị tận mắt một nơi hoàng gia, sang trọng như thế này.

Và không để bỏ lỡ, chúng tôi đã nói chuyện với Eleanor Brooke-Peat (trợ lý người phụ trách triển lãm của tòa lâu đài ở ngoài đời thật) để có thể tìm hiểu sâu hơn về lịch sử, cũng như được chiêm ngưỡng rõ nét hơn về tòa lâu đài lâu đài Howard.

Lâu đài Clyveden trong phim trên thực tế có tên là Howard

Khi Công tước đưa vợ mới cưới của mình đi hưởng tuần trăng mật tại dinh thự gia đình rộng lớn của họ, lâu đài Clyveden đã hiện lên với những cảnh tượng hấp dẫn nhất. Đây cũng chính là một trong những lâu đài đẹp nhất tại nước Anh ở ngoài đời thực – Lâu đài Howard. Howard là một dinh thự tư nhân ở Bắc Yorkshire với toàn bộ khu đất rộng hơn 8.800 mẫu Anh (hầu hết là đất nông nghiệp), riêng diện tích lâu đài là 140.000 mét vuông với 145 phòng, nơi đây đã từng là ngôi nhà của một gia đình trong hơn 300 năm.

Brooke-Peat đã giúp đỡ và giải thích rất nhiều cho tôi khi tìm hiểu tòa lâu đài này với sự choáng ngợp về vẻ đẹp của nó, hay muốn liên hệ những chi tiết kiến trúc độc đáo trên phim và ngoài đời thực sẽ như thế nào.

Trang trí lại lâu đài

Như bạn có thể thấy trên phim, một trong những việc đầu tiên của Daphne với tư cách là nữ công tước là trang trí lại lâu đài Clyveden để phù hợp với sở thích của cả hai vợ chồng cô. Trong thực tế, lâu đài Howard cũng từng liên tục được trang trí lại tùy vào sự kiện hay thời điểm phù hợp, tất cả phụ thuộc vào chủ nhân sống trong tòa lâu đài. Brooke-Peat cho biết: “Với mỗi giai đoạn tái trang trí mới, các kế hoạch của các thế hệ trước đó đã bị sửa đổi hoặc có thể thay mới hoàn toàn”.

Và khi nói về việc duy trì lịch sử hình ảnh của nó ngày nay, lâu đài Howard dựa vào các bản kiểm kê chứng thực di chúc, đó là danh sách chi tiết các đồ vật trong mỗi căn phòng được tổng hợp từ thời bá tước cũ cho đến chủ nhân hiện tại. Nó cũng chủ yếu dựa vào mô tả của du khách qua thư từ và các tạp chí cá nhân, cũng như qua tranh vẽ. Ngoài ra, những bức ảnh chụp vào trước đây cũng là cách để hiểu căn phòng đã có có những thay đổi hay phát triển như thế nào qua thời gian.

Trong phim, Bridgerton được diễn tả trong bối cảnh vào năm 1813, và theo tài liệu, thời điểm đó trong lịch sử thực tế, chủ nhân của lâu đài Howard là một bá tước có 12 con. Brooke-Peat cho biết: “Nội thất vẫn tuyệt đẹp, nhưng sự thoải mái và tiện lợi đã trở thành ưu tiên hàng đầu”.

Để có thể giữ gìn kiến trúc đặc sắc của lâu đài nhưng vẫn nắm bắt được xu thế kiến trúc của thời đại, thật tuyệt vời là bộ phim Bridgerton đã luôn làm rất đúng và tốt với các yếu tố đó. “Việc trang trí đang diễn ra ở những nơi khác trong nhà, đặc biệt là trong các phòng khác không có trên phim. Cả khu gia đình và người hầu đều được tân trang lại bằng giấy dán tường, và những điều đó đã trở thành một phần quan trọng không thể thiếu trong trang trí nội thất của tòa lâu đài”.

Nếu bạn còn nhớ cảnh trong Bridgerton, nhiều phòng được bao phủ bởi hình nền gấm hoa tuyệt đẹp với tông màu nhã nhặn, phù hợp dành cho không khí gia đình vừa trở nên ấm áp vừa mang lại sự tinh tế sang trọng. Trong Bridgertons, tông màu tươi sáng đã hoàn toàn tôn lên vẻ đẹp để các nhân vật trong phim quyến rũ và rực rỡ hơn.

Thực tế ngay cả lúc này, các thiết kế kiến trúc nội thất của Howard vẫn không ngừng được trùng tu và phát triển. Ngược lại dòng thời gian vào năm 1940, lâu đài Howard phải đối mặt với một trận hỏa hoạn thảm khốc, tuy nhiên họ đã liên tục làm việc để trang trí lại với ý niệm tôn vinh lịch sử của gia đình. Eleanor nói: “Howard vừa là điểm thu hút du khách vừa là ngôi nhà của gia đình, mục đích không phải là để tạo lại những thiết kế trang trí từ quá khứ mà thay vào đó là xem xét cập nhật xu hướng trang trí mới cho không gian của họ. Nội thất mới cũng sẽ được lưu lại và trở thành một trong những lịch sử và truyền thống về sự lộng lẫy và tiện nghi sau này của tòa lâu đài”.

Không gian được Hoàng gia lựa chọn để tổ chức lễ tiệc

Cũng giống như lâu đài Clyveden, lâu đài Howard đã vinh dự là nơi tổ chức lễ tiệc của hoàng gia. Điều đó được nhắc đến vào năm 1850, bá tước đương nhiệm và gia đình của ông đã tổ chức một chuyến thăm riêng cho Nữ hoàng Victoria. Nhưng không giống như ở Bridgerton, không gian lâu đài ở ngoài đời được lắp đặt hệ thống chiếu sáng bằng gas. Đỉnh cao là sự lắp đặt đặc biệt của đèn khí bên dưới mái vòm, tạo ra 15 chữ cái được chiếu sáng để đánh vần “GOD SAVE THE QUEEN”.

Duy trì giá trị thiết kế đồ sộ

Khoảng thời gian đầu thế kỷ XIX, việc duy trì lâu đài được ví như bảo trì một ngôi nhà thông thường hơn là một điền trang của một gia đình vương giả nằm trên những ngọn đồi trập trùng của nước Anh. “Hành lang, trần nhà và chân tường thỉnh thoảng được sơn lại để giữ vẻ ngoài tươi mới. Nội thất đã được sửa chữa, bọc lại và làm mới, đồng thời đồng hồ và nhạc cụ thường xuyên được bảo dưỡng và điều chỉnh”.

Bridgerton mùa 1 đã khép lại với 8 tập hiện đang chễm chệ trên Netflix, thật háo hức và hóng xem mùa tiếp theo của bộ phim này để có thể tiếp tục được ngắm nhìn những kiệt tác kiến trúc nghệ thuật đặc sắc nào. Nếu chưa được ghé thăm Howard ngoài đời thật, hãy thực hiện luôn một chuyến khám phá Howard qua phim nhé.

Biên dịch | H.N (Nguồn: Thespruce)

XEM THÊM:

  • Khi điện ảnh dùng Kiến trúc để kể chuyện
  • 10 bộ phim kiến trúc đáng xem nhất trên Netflix
  • Quan điểm kiến trúc đầy sâu sắc trong các bộ phim kinh điển của đạo diễn Wes Anderson

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020