Chuyên mục  


untitledfdfdffswww-17266461299771237246770.jpg

Một tiết học mở (mời phụ huynh vào học cùng con) ở Trường tiểu học Đống Đa, quận Tân Bình. Các giáo viên đồng tình với việc mở rộng mô hình này nhưng mong muốn tinh giản các cuộc thi - Ảnh: H.HG

Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM vừa có văn bản hướng dẫn chuyên môn cấp tiểu học năm học 2024-2025.

Trong đó, một trong những yêu cầu chính là tinh giản các cuộc thi dành cho giáo viên và học sinh, đồng thời đẩy mạnh việc thực hiện mô hình lớp học mở.

Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, sở chỉ tổ chức một số cuộc thi gắn liền với hoạt động dạy và học chương trình giáo dục phổ thông theo hướng tăng cường hoạt động trải nghiệm sáng tạo.

Các cuộc thi này phù hợp với yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất của giáo viên và học sinh. Hình thức tổ chức cuộc thi đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Giáo viên và học sinh được tham gia một cách tự nguyện, miễn phí…

Tuy nhiên, theo nhiều giáo viên ở TP.HCM, các cuộc thi dành cho giáo viên và học sinh hiện nay không chỉ do ngành giáo dục tổ chức.

"Rất nhiều cuộc thi do các ban, ngành, đơn vị khác nhau (ngoài ngành giáo dục) tổ chức nhưng cứ ấn xuống và yêu cầu nhà trường tham gia. Cuộc thi quá nhiều và chồng chéo; gây áp lực cho cả người dạy và người học. Khổ nhất là giáo viên chúng tôi", một giáo viên lớp 4 ở nội thành TP.HCM cho biết.

Giáo viên trên đề xuất: "Chúng tôi mong có một quy định: nhà trường được phép từ chối các cuộc thi phong trào, để tập trung cho việc dạy và học".

Đổi mới thái độ khi dự giờ

Văn bản của Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM yêu cầu ban giám hiệu nhà trường tiểu học đổi mới thái độ trong công tác quản lý trường học nói chung và trong khi dự giờ thăm lớp nói riêng. Việc đổi mới với phong cách nhẹ nhàng, thân thiện của ban giám hiệu nhà trường sẽ giúp giáo viên mạnh dạn hơn trong việc đổi mới phương pháp dạy học.

Được biết, hiện nay đã có nhiều trường tiểu học trên địa bàn TP.HCM thực hiện đổi mới công tác quản lý trường học. Trong đó, việc dự giờ, thăm lớp là việc làm thường xuyên của ban giám hiệu nhà trường nhằm góp ý, hướng dẫn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ kịp thời cho giáo viên.

Công tác này đặc biệt quan trọng trong giai đoạn đổi mới chương trình - sách giáo khoa hiện nay. Tuy nhiên, thực tế ở một số trường tiểu học vẫn thực hiện theo nếp cũ: việc dự giờ là để "moi móc" những khuyết điểm của giáo viên, để đánh giá trình độ, tay nghề nhà giáo, xét thi đua… Vì vậy, một số giáo viên lo lắng, bắt học sinh chuẩn bị trước để "diễn" khi có tiết dự giờ.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020