Chuyên mục  


Daniel Goleman - Giáo sư tâm lý học tại Đại học Harvard, đã tổng kết 5 dấu hiệu chứng tỏ chỉ số EQ thấp của trẻ mà cha mẹ có thể tham khảo. 5 dấu hiệu bao gồm: không kiềm chế được sự kích động cá nhân, không có khả năng trì hoãn sự hài lòng, không có năng lực thúc đẩy bản thân, không đọc được tín hiệu xã giao của người khác và không có năng lực đối phó với các căng thẳng trong cuộc sống.

EQ của mỗi cá nhân chủ yếu được học thông qua một quá trình dài. Những người có EQ thấp thường bị ảnh hưởng bởi môi trường gia đình suốt thời gian thơ ấu, do vậy họ không biết cách hòa hợp bản thân với những người khác một cách chính xác.

Theo đó, Giáo sư Goleman cũng chỉ ra 4 kiểu gia đình dễ nuôi dạy ra những đứa trẻ có trí tuệ cảm xúc EQ thấp.

1. Gia đình cha mẹ hổ, con yếu đuối

"Cha mẹ mạnh con yếu" dường như đã trở thành chuẩn mực trong phương thức tương tác giữa cha mẹ và con cái ngày nay. Điều này tưởng chừng như không có vấn đề gì bởi đó là bản năng yêu thương con cái của cha mẹ. Tuy nhiên, trên thực tế nó lại dễ tạo ra những đứa trẻ có EQ thấp, không chịu được áp lực trong cuộc sống.

photo-3-1672618817499638698851.png

Ảnh minh họa: Pinterest

Mô hình "cha mẹ hổ" có nhiều khả năng làm tăng trải nghiệm tiêu cực về bản thân của trẻ và trở thành nguồn gốc của lòng tự trọng thấp và cảm xúc tiêu cực. Trẻ sẽ cảm thấy mình yếu đuối và cần được bảo vệ, khi gặp phải việc gì dù chưa thử nhưng chúng rất thích nói "Con không làm được đâu" và phản ứng đầu tiên của chúng là "nhờ cha mẹ giúp". Nói chung, trẻ luôn rụt rè và sợ hãi trước mọi thứ.

Đối mặt với những đứa trẻ có trí tuệ cảm xúc thấp, không chịu được áp lực trong cuộc sống, cha mẹ cần biết cách "tỏ ra yếu đuối" với con đúng lúc. Nữ diễn viên Hoắc Tư Yến thường cố tình chịu thua và làm nũng trước cậu con trai Đỗ Vũ Kỳ (biệt danh Ah Ha). Khi đến trung tâm thương mại, Hoắc Tư Yến sẽ nhờ Ah Ha cầm đồ giúp. Cô ấy cũng sẽ nói với con trai rằng mình sợ trượt cầu trượt, và sau đó, Ah Ha như một hiệp sĩ dũng cảm, tay cầm tay dắt mẹ cùng trượt.

Hành động như một đứa trẻ và yêu cầu giúp đỡ vào những thời điểm nhất định không chỉ khiến trẻ cảm thấy cần thiết mà còn nuôi dưỡng tinh thần trách nhiệm, thúc đẩy trẻ trở nên chủ động và góp phần cải thiện một cách hiệu quả EQ của trẻ.

2. Gia đình không biết giao tiếp, nói chuyện

Người xưa có câu "lời nói không mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Câu này không chỉ áp dụng trong xã giao bình thường mà ngay trong môi trường gia đình cũng rất đúng. Khi giáo dục con cái, cha không giỏi ăn nói thường ít khi cho mình sự khẳng định hay khen ngợi mà luôn mỉa mai, đả kích, chỉ trích con.

Ví dụ như: "Con xem, ABC lại kiểm tra được điểm cao nhất rồi kìa! Cùng học như nhau mà sao lại như thế? Con cũng học như người ta mà sao người ta lại giỏi hơn con?"...

photo-2-1672618813533551067018.jpg

Ảnh minh họa: Pinterest

Hành vi "khích tướng" này của cha mẹ là để nhằm tạo ra bầu không khí cạnh tranh cho con cái, hy vọng con cái có thể noi gương người khác, học hỏi điểm mạnh của người khác, vượt qua người khác, giành vinh quang cho cha mẹ. Tuy nhiên, cách làm này rất dễ gây phản tác dụng. Nó không chỉ khiến trẻ có EQ thấp mà còn không hề có tác dụng trong việc thúc đẩy trẻ cố gắng.

Những đứa trẻ thường xuyên phải nghe câu nói như vậy thường chán nản khi giao tiếp với bố mẹ và dễ dàng làm ra hành vi phản nghịch như một cách để đáp trả. Khi lớn lên, những đứa trẻ như vậy sẽ càng thiếu tự tin, không quyết đoán khi gặp vấn đề, thậm chí ảnh hưởng đến cả cuộc đời sau này.

Hoa có nhiều hình dạng khác nhau và hoa nở vào những thời điểm khác nhau. Cha mẹ thông minh sẽ trở thành chỗ dựa vững chắc của con chứ không phải người chỉ trích cuộc sống của con.

3. Gia đình không kiềm chế được cảm xúc

Một cư dân mạng đã đăng topic than thở như thế này: "Mẹ tôi là một người rất không ổn định về mặt cảm xúc. Bà ấy đôi khi ủ rũ, đôi khi vui vẻ và đôi khi rất cáu kỉnh. Tôi không bao giờ biết tâm trạng của mẹ sẽ thay đổi như thế nào trong một giây tiếp theo.

Khi bà giận, bà đánh tôi, mắng mỏ tôi rất nặng nề khiến tôi cảm thấy mình như không phải con đẻ của bà vậy, nhưng cũng khi bà yêu tôi, thương tôi, tôi lại cảm thấy bà thực sự coi tôi là tất cả".

Điều đáng sợ là anh ta phát hiện ra rằng anh ta không thể không bắt chước mẹ mình và đối xử với người yêu như cách mẹ anh ta đối xử với anh ta. Dù biết chuyện này có vấn đề nhưng anh vẫn thường xuyên biểu hiện EQ thấp, không kiềm chế được cảm xúc.

Có cha mẹ không biết kiềm chế cảm xúc là một thảm họa đối với việc phát triển EQ của trẻ, và điều đáng sợ hơn là bi kịch này sẽ càng lúc càng nghiêm trọng.

Vì vậy, trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ nên học cách không nổi nóng vô cớ, không giận cá chém thớt mỗi khi ở một mình với con. Khi đối mặt với áp lực vô hình từ thế giới bên ngoài, cha mẹ cũng nên học cách kiềm chế cảm xúc của mình để tránh làm con xấu hổ trước đám đông.

photo-1-16726188067271692882510.png

Ảnh minh họa: Pinterest

4. Gia đình lúc nào cũng thích kêu ca, than phiền

Mọi người đều có thói quen than phiền, nhưng ít ai nhận ra rằng việc phàn nàn mang lại rất nhiều rắc rối.

Nhân viên kêu ca về sếp, liệu sếp có đánh giá cao anh ta?

Vợ chồng phàn nàn lẫn nhau, liệu cả hai có còn hòa thuận với nhau?

Con cái than phiền cha mẹ, liệu cha mẹ còn sẵn lòng yêu thương con cái vô điều kiện?

Theo thống kê, trung bình một ngày một người than phiền từ 15 đến 30 lần, nhưng họ không nhận ra điều đó. Về vấn đề giáo dục con cái, những lời phàn nàn của nhiều bậc cha mẹ giống như một liều thuốc độc, sẽ ăn mòn dần thể xác và tinh thần của trẻ, ảnh hưởng trực tiếp đến cách trẻ nhìn nhận vấn đề.

Tác động trực tiếp nhất là trẻ cũng trở nên thích than phiền và trốn tránh trách nhiệm khi sự việc xảy ra. Trường hợp nghiêm trọng hơn có thể khiến trẻ có biểu hiện trêu đùa người khác. Đạt được lợi thế cảm xúc sai lầm bằng cách coi thường người khác là điều không tốt và làm tổn thương những người xung quanh bạn.

Nguồn: Toutiao

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020