Chuyên mục  


Ngày 10/1, TS. BS Phan Thị Huyền Thương, Trung tâm Can thiệp bào thai, Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội, cho biết thai chậm tăng trưởng trong tử cung, hết ối nghiêm trọng. Bác sĩ chỉ định làm thêm các xét nghiệm để loại trừ nguyên nhân khác như rỉ ối, vỡ ối, đồng thời đánh giá tình trạng của người mẹ.

Xác định thai phụ sức khỏe ổn định, bác sĩ quyết định truyền ối vào buồng tử cung, giúp bổ sung lượng nước ối bị thiếu hụt, tạo môi trường tốt hơn cho thai nhi phát triển.

Sau ba ngày truyền ối, sức khỏe của mẹ và thai nhi ổn định, được xuất viện về nhà. Bác sĩ tư vấn chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sử dụng thuốc và tái khám đúng hẹn.

Đến tuần 36, tình trạng thai nhi chậm tăng trưởng nặng hơn, tim to, dây rốn xoắn, còn mẹ có dấu hiệu tăng huyết áp theo dõi tiền sản giật. Bác sĩ đã quyết định mổ lấy thai. Bé gái chào đời nặng 1,8 kg, sức khỏe hai mẹ con ổn định.

Em bé chào đời khỏe mạnh nhờ kỹ thuật truyền ối. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Truyền ối là một bước tiến lớn trong lĩnh vực sản phụ khoa, truyền lượng dịch vô trùng nhất định vào cơ thể người mẹ, tạo thành môi trường cho em bé phát triển an toàn, có thể xoay, cử động. Nếu nước ối trở về mức bình thường, chỉ số trên 80 ml, bác sĩ dừng thủ thuật và theo dõi bệnh nhân, đánh giá lại tình trạng của mẹ và thai rồi được ra viện.

Phương pháp này chỉ định cho các sản phụ mang thai từ 16 đến 32 tuần, bị thiếu nhưng còn nguyên màng ối. Sau khoảng một, hai tháng, bệnh nhân tiếp tục thiểu ối, có thể được truyền ối tiếp.

Bác sĩ không chỉ định thủ thuật cho thai dưới 16 tuần và lớn hơn 34 tuần hoặc cổ tử cung rất ngắn, có cơn co tử cung dọa đẻ non, hoặc vỡ ối non hoặc thai dị dạng nhiễm trùng cấp, người dị ứng với thuốc giảm đau, gây tê, gây mê.

Thùy An

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020