Chuyên mục  


Giáo sư Soumitra Dutta, Hiệu trưởng Trường Kinh doanh Saïd thuộc Đại học Oxford (Vương quốc Anh), nguyên Hiệu trưởng sáng lập Trường Kinh doanh Cornell SC Johnson - Đại học Cornell (Hoa Kỳ) vừa chính thức trở thành thành viên thứ 13 của Hội đồng Giải thưởng VinFuture từ năm 2023.

Giáo sư Dutta (sinh tại Ấn Độ) đã lấy bằng Tiến sĩ về Khoa học máy tính và bằng Thạc sĩ về Quản trị kinh doanh từ Đại học California-Berkeley (Hoa Kỳ). Các nghiên cứu của Giáo sư Dutta tập trung vào cách thúc đẩy đổi mới và tăng trưởng kinh doanh, thông qua sự kết hợp đúng đắn giữa con người và công nghệ.

Ông là người sáng lập và đồng biên tập 16 báo cáo thường niên của Chỉ số Đổi mới Toàn cầu (Global Innovation Index) được xuất bản cùng với Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (World Intellectual Property Organisation –"WIPO").

Giáo sư Dutta cũng là đồng biên tập của 15 Báo cáo Công nghệ Thông tin Toàn cầu thường niên (Global Information Technology Report) cho Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum –"WEF") về tác động của công nghệ thông tin đối với sự phát triển và năng lực cạnh tranh quốc gia. Ông từng là Đồng Chủ tịch của Hội đồng Tương lai Toàn cầu về Hệ sinh thái Đổi mới (Global Future Council on Innovation Ecosystems) của WEF.

photo-1-16813734733751745203494.jpg

Giáo sư Soumitra Dutta, Hiệu trưởng Trường Kinh doanh Saïd thuộc Đại học Oxford (Vương quốc Anh).

Chia sẻ về cảm xúc khi đón nhận vai trò mới, Giáo sư Dutta cho biết: "Tôi rất vinh dự khi được trở thành một phần của Hội đồng Giải thưởng VinFuture – nơi quy tụ những chuyên gia hàng đầu thế giới đến từ nhiều lĩnh vực. Tôi sẽ trao đổi và chia sẻ những ý kiến của mình, dựa trên thế mạnh về nền tảng liên ngành, kết hợp kiến thức và kinh nghiệm trong lĩnh vực khoa học xã hội, công nghệ và kinh doanh, để hỗ trợ việc chấm giải và lựa chọn những Chủ nhân Giải thưởng xứng đáng. Cũng như các thành viên Hội đồng khác, tôi có góc nhìn toàn cầu trong những lĩnh vực quan trọng và tôi cam kết đóng góp tích cực vào việc lựa chọn và đưa ra quyết định để tôn vinh những nhà đổi mới tiên phong xứng đáng nhất - những người sẽ định hình tương lai của nhân loại".

Hoan nghênh sự tham gia của Giáo sư Dutta, Giáo sư Richard Henry Friend (Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng VinFuture) cho biết: "Công việc của Giáo sư Dutta có ảnh hưởng sâu sắc đến thế giới kinh doanh, đặc biệt là trong lĩnh vực mạng xã hội, mạng lưới xã hội và chiến lược tận dụng nền kinh tế số để thúc đẩy tăng trưởng và đổi mới. Những nỗ lực của Giáo sư Dutta để khuyến khích và phổ biến kiến thức về chính sách công nghệ và đổi mới đã đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng môi trường lý tưởng cho các cá nhân và công nghệ mới phát triển. Giáo sư Dutta cũng đặt nền tảng vững chắc cho việc tích hợp thành công những công nghệ mới vào môi trường kinh doanh. Quỹ VinFuture rất vinh dự khi Giáo sư Dutta nhận lời trở thành thành viên của Hội đồng Giải thưởng".

Thời gian tiếp nhận đề cử cho Giải thưởng VinFuture mùa 3 sẽ kết thúc vào 14h00 ngày 15/05/2023 (theo giờ Việt Nam, GMT+7). Buổi hội thảo trực tuyến về quy trình nộp đề cử lần thứ hai và cũng là lần cuối cùng trong năm 2023, để cung cấp thông tin cho các đối tác đề cử sẽ diễn ra vào ngày ngày 18/4/2023, lúc 15h00 - 16h00 (giờ Việt Nam, GMT+7).

Thông tin về Quỹ VinFuture: Quỹ VinFuture ra mắt vào 20/12/2020, nhân ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại – là quỹ hoạt động phi lợi nhuận do tỷ phú Phạm Nhật Vượng và phu nhân là bà Phạm Thu Hương đồng sáng lập. Hệ thống giải thưởng gồm có Giải thưởng Chính (VinFuture Grand Prize) trị giá 3 triệu đô la Mỹ, là một trong các giải thưởng thường niên có giá trị lớn nhất từ trước đến nay trên thế giới; Ba Giải Đặc biệt, mỗi giải trị giá 500 nghìn đô la Mỹ, dành cho Nhà khoa học nữ, Nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển và Nhà khoa học nghiên cứu các lĩnh vực mới.

Hội đồng Giải thưởng VinFuture hoạt động độc lập, chịu trách nhiệm xét chọn người đạt giải từ các đề cử. Hội đồng bao gồm các nhà khoa học, nhà phát minh uy tín quốc tế đến từ các tổ chức giáo dục, nghiên cứu và các tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới. Những thành tựu và đóng góp trong lĩnh vực khoa học – công nghệ của các thành viên hội đồng đã được ghi nhận trên phạm vi toàn cầu, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ của nhân loại.

Danh sách thành viên Hội đồng Giải thưởng VinFuture 2023:

– Chủ tịch Hội đồng: Giáo sư Sir Richard Henry Friend, FRS – Đại học Cambridge, Vương Quốc Anh, Giải Millennium Technology Vật lý năm 2010.

– Tiến sĩ Padmanabhan Anandan – AI Matters Advisors LLC, Hoa Kỳ.

– Giáo sư Jennifer Tour Chayes – Đại học California, Berkeley, Hoa Kỳ.

– Giáo sư Pascale Cossart – Viện Pasteur Paris, Pháp.

– Giáo sư Đặng Văn Chí – Viện Nghiên cứu Ung thư Ludwig và Trường Đại học Johns Hopkins, Hoa Kỳ.

– Giáo sư Soumitra Dutta – Đại học Oxford, Vương quốc Anh

– Tiến sĩ Xuedong David Huang – Microsoft’s Azure AI, Hoa Kỳ.

– Giáo sư Daniel Merson Kammen – Đại học California, Berkeley, Hoa Kỳ.

– Giáo sư Gérard Albert Mourou – Đại học École Polytechnique Palaiseau, Pháp, Giải Nobel Vật Lý năm 2018.

– Giáo sư Sir Konstantin (Kostya) S. Novoselov, FRS – Đại học Manchester, Vương Quốc Anh và Đại học Quốc gia Singapore, Singapore, Giải Nobel Vật Lý năm 2010.

– Giáo sư Michael Eugene Porter – Đại học Harvard, Hoa Kỳ, Cha đẻ của Lý thuyết "Lợi thế cạnh tranh của các quốc gia", Thành viên danh dự.

– Giáo sư Leslie Gabriel Valiant, FRS – Đại học Harvard, Hoa Kỳ, Giải A.M. Turing năm 2010.

– Giáo sư Vũ Hà Văn – Đại học Yale, Hoa Kỳ.

- Giáo sư Soumitra Dutta, Hiệu trưởng Trường Kinh doanh Saïd thuộc Đại học Oxford.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020