Chuyên mục  


Có một câu nói tụi học trò thường truyền tai nhau: Đề càng dài càng dễ, đề nào ngắn mới khó. Bởi đề dài chứa nhiều dữ liệu thông tin nên học trò càng có nhiều thứ để khai thác hơn. Chứ nhiều khi đề ngắn ngủi chỉ có 1-2 chữ, đọc xong còn chưa kịp hiểu mình cần phải làm gì ấy chứ!

Điển hình như đề thi môn học "Sinh lý người và động vật" tại trường ĐH Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia TP.HCM cách đây 10 năm. Đề thi chỉ vỏn vẹn có 2 chữ: "Kháng thể". Không còn bất cứ thông tin nào khác ngoài lưu ý: "Sinh viên không được sử dụng tài liệu trong suốt quá trình thi".

Đề thi chỉ có 2 chữ mà cho tận 90 phút, khiến tụi học sinh đau đầu vì biết làm kiểu gì bây giờ?

Với đề bài này, sinh viên có quyền được vẽ, viết, làm ảnh minh họa... thế này cũng được, miễn là có thể chia sẻ được hết kiến thức về kháng thể.

Được biết người ra đề bài là thầy Phan Kim Ngọc - một giảng viên tâm huyết ở trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM). Theo nhận xét của nhiều sinh viên, thầy thường cho những đề thi gây khó dễ theo cách tương tự. Điều này bắt buộc các bạn phải có sự hiểu biết sâu rộng chứ không thể nào học vẹt, quay cóp bài của nhau được đâu!

Được biết, Kháng thể (Antibody, Ab), còn được gọi là immunoglobulin (Ig), là một protein lớn, hình chữ Y được hệ thống miễn dịch sử dụng để xác định và vô hiệu hóa các vật thể lạ như vi khuẩn và virus gây bệnh. Kháng thể nhận ra một phân tử đặc trưng duy nhất của mầm bệnh, được gọi là kháng nguyên.

Để làm được bài này, sinh viên cần chỉ ra hết các kiến thức mà bản thân biết được về kháng thể. Nội dung bài làm cũng phong phú, học sinh có thể viết dưới dạng format nào cũng được, hay thậm chí vẽ tranh... để làm rõ kiến thức của mình. Với đề tài mở rộng thế này thì dù muốn quay cóp, học trò cũng chẳng thể nào tìm ra cách được!

Cấu trúc của một phân tử kháng thể (Ảnh: Internet)

Nguồn: Phuc The Nguyen

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020