Chuyên mục  


Những câu chuyện tàn bạo của băng cướp cát cứ tại ngã ba "tử thần" và hành trình tiêu diệt tên tướng cướp máu lạnh

GiadinhNet - Bị công an truy đuổi, mất đi đệ tử, Thắng nghĩ có ai đó đã mật báo về hoạt động của mình nên tìm cách trả thù. Gã tướng cướp máu lạnh tìm đến nhà trưởng thôn với khẩu AK trên tay. Hắn bắt cả nhà người này đứng hàng dọc dưới sân rồi nổ súng.

Băng cướp khét tiếng

Băng cướp "Phi đội đường 9" từng là nỗi khiếp sợ của nhiều người trên các tuyến tàu dọc Bắc Nam vào đầu những năm 1970.

Nhóm tội phạm liên tỉnh này do một tay tên trùm Nguyễn Văn Vân (tức Ba Đen) gây dựng lên. Nhắc tới Ba Đen, nhiều người nhớ tới một đứa bé có tuổi thơ dữ dội. Y lang thang vào tận Sài Gòn lúc mới hơn 10 tuổi. Với bản tính ngang bướng, lì lợm, lại thiếu đi sự giáo dục của gia đình, Ba Đen sớm sa chân vào các tệ nạn xã hội, đặc biệt là trộm cắp. Y đã 2 lần bị xử phạt tù, 2 lần bị bắt tập trung cải tạo với tổng cộng 16 năm.

Tới năm 1974, Ba Đen trốn trại cải tạo, tiếp tục hành nghề trộm cắp. Với đầu óc ma mãnh, gã hiểu rằng muốn hoạt động bài bản, hiệu quả thì cần phải có đồng bọn. Nghĩ là làm, Ba Đen bắt đầu tập hợp nhiều kẻ lưu manh về dưới trướng. Có thời điểm băng cướp "Phi đội đường 9" quy tụ tới hơn 100 người, đủ loại từ già, trẻ, gái, trai, thậm chí là trẻ nhỏ.

Thay bằng việc trực tiếp hành nghề như trước kia, Ba Đen lui về phía sau để làm công việc điều hành, quản lý các nhóm đàn em. Nhờ thế, y luôn tạo ra cho bản thân một lớp vỏ bọc an toàn. Chỉ trừ khi muốn lấy le với thuộc cấp, gã mới đích thân thực hiện một vài phi vụ.

Ảnh minh họa

Thủ đoạn gây án của băng nhóm "Phi đội đường 9" hết sức tinh vi, xảo quyệt. Đối với nam giới, chúng thường mặc quần áo bộ đội, thậm chí đeo ve hàm để trà trộn vào rất nhiều đồng chí bộ đội thật đi lại trên tuyến tàu, thêm một bộ quần áo thường trong ba lô để khi bị lộ, có thể thay đổi nhân dạng nhằm dễ dàng tẩu thoát. Nhóm tội phạm này có thỏa thuận ngầm với nhau, nếu một người bị phát hiện thì lập tức những kẻ còn lại sẽ tìm cách ứng cứu. Ma mãnh hơn, có những trường hợp, chúng quây bị hại lại, lén bỏ tài sản của chúng vào túi bị hại rồi vu cho họ ăn cắp để đánh hội đồng dã man.

Do băng nhóm "Phi đội đường 9" ngày một lớn mạnh, nên cái uy của Ba Đen theo đó cũng tăng dần trong giới giang hồ. Nhiều nhóm trộm cắp khác đến kỳ đều phải sai người mang tiền nộp cho gã để được yên ổn hoạt động.

Giăng lưới

Trước tính chất phức tạp do băng nhóm tội phạm mà Ba Đen cầm đầu gây ra, Bộ Công an đã giao cho Công an các tỉnh ven đường tàu, đặc biệt là Công an Nam Hà (sau này tách thành Nam Định và Hà Nam) phối hợp nhằm triệt phá.

Để có thể nắm bắt quy trình hoạt động, cũng như nhận dạng các đối tượng trong băng nhóm "Phi đội đường 9", nhiều cán bộ công an đã phải nhập vai thành những tên lưu manh nhằm tìm cách nhập hội. Để chiếm được lòng tin, các trinh sát nằm vùng nhiều lần còn trực tiếp can thiệp để những kẻ trộm cắp có cơ hội thoát thân.

Do giai đoạn đó chưa có điện thoại di động, nên việc liên hệ báo cáo tình hình của các trinh sát nằm vùng là vô cùng khó khăn. Cứ một tháng một lần, các trinh sát mới về trực tiếp báo cáo tình hình hoạt động của băng nhóm "Phi đội đường 9" cho lãnh đạo ban chuyên án.

Ga Nam Định, địa bàn hoạt động thường xuyên của băng cướp "Phi đội đường 9"

Có một tình tiết khá đặc biệt là trong hành trình triệt phá băng nhóm khét tiếng này, lực lượng chức năng đã phải dàn dựng cảnh, một nữ hành khách mang theo chiếc máy ảnh cơ, nhưng để hớ hênh để nhóm cướp thó được. Và điều đáng nói, chiếc máy ảnh đó chỉ có trinh sát nằm vùng trong nhóm đối tượng trên mới biết cách sử dụng. Nhờ kế hoạch hoàn hảo, mà hình ảnh của các thành viên trong băng nhóm "Phi đội đường 9" được ghi lại và chuyển về cho ban chuyên án để nhận dạng.

Khi công tác nắm bắt tình hình gần như được hoàn thiện, lãnh đạo ban chuyên án quyết định rút các trinh sát nằm vùng trở về để đảm bảo an toàn, đồng thời lên kế hoạch hết sức tỉ mỉ để triệt phá băng cướp do Ba Đen cầm đầu. Với những bước đi chắc chắn, thận trọng, lực lượng chức năng dần bắt giữ các đối tượng. Tới giữa năm 1975, chỉ còn mục tiêu cuối cùng là tên trùm Ba Đen và một số kẻ cộm cán.

Sau nhiều tháng mật phục theo dõi, tháng 6/1975, ban chuyên án nhận được thông tin Ba Đen sẽ có mặt ở bến phà Đế thuộc huyện Nho Quan (Ninh Bình). Tại đây, trong lúc đối tượng đang cùng vợ con thực hiện hành vi trộm cắp thì bị cơ quan công an bắt quả tang.

Sau gần 1 năm mở đợt ra quân truy quét, lực lượng chức năng đã triệt phá thành công băng nhóm "Phi đội đường 9", bắt giữ hơn 100 đối tượng. Chiến công này của các chiến sĩ công an đã nhận được rất nhiều lời khen từ phía dư luận thời điểm đó.

Với những hành vi đã gây ra, Nguyễn Văn Vân (tức Ba Đen) không lâu sau đó đã bị tòa tuyên án mức tù chung thân.

Bạn gái đối tượng cướp ngân hàng Vietcombank đã dùng số tiền hơn 1,3 tỷ như thế nào

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020