Chuyên mục  


Lái xe trên cao tốc hai làn đường, không có làn khẩn cấp (chỉ có dải dừng khẩn cấp ở một số vị trí) là một trong những nỗi băn khoăn thường thấy không chỉ ở các tài xế mới, mà còn ở các tài xế đã có nhiều năm kinh nghiệm lái xe. Tuy nhiên, tài xế có thể hạn chế rủi ro bằng việc chuẩn bị kỹ trước mỗi chuyến đi, và ghi nhớ các lưu ý về an toàn khi di chuyển trên cao tốc.

Chuẩn bị xe trước chuyến đi

Tài xế cần đảm bảo xe phải trong trạng thái hoạt động tốt nhất trước khi bắt đầu các cuộc hành trình đi qua cao tốc chỉ có hai làn đường. Mục cần kiểm tra đầu tiên là lốp xe, phải bơm đủ mức áp suất được khuyến cáo theo tải trọng, thông tin về mức áp suất khuyến cáo được in trên bệ cửa bên tài xế.

Bên cạnh đó tài xế cũng nên xem độ mòn của lốp thông qua gai lốp, và cần thay khi đã quá mòn. Việc đảm bảo lốp xe còn sử dụng tốt sẽ giúp chuyến đi an toàn hơn, không bị các sự cố đáng tiếc như nổ lốp, trượt nước nếu trời mưa khi lưu thông trên cao tốc.

cac-luu-y-ve-lop-xe-khi-di-cao-toc-1712307733.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=MDZPxHaLmjxUHdRxIh-lnQ
Các lưu ý về lốp xe khi đi cao tốc

Cách kiểm tra lốp để không bị nổ trên cao tốc. Video: Hồ Tân

Tiếp theo tài xế cần đảm bảo phanh xe vẫn "ăn", các má phanh và đĩa phanh không bị mòn. Thông thường tùy vào tần suất, cách sử dụng, ví dụ như sử dụng xe ở địa hình nhiều dốc, đồi núi phanh sẽ hao hụt nhanh hơn. Thông thường, má phanh cần được thay thế mỗi 30.000-70.000 km, đĩa phanh thay thế mỗi 100.000-200.000 km. Khi hai bộ phận này mòn hệ thống phanh sẽ phát ra các tiếng động lạ, hoặc quãng đường phanh dài hơn. Cần thay thế khi phanh bị mòn ở những trung tâm sửa chữa uy tín.

Các loại dung dịch cần thiết trên xe, bao gồm nhớt máy, dầu phanh, nước làm mát, nước rửa kính, cũng nên được kiểm tra trước mỗi chuyến đi. Cách kiểm tra rất đơn giản và có thể thực hiện tại nhà, thông qua việc quan sát mức dung dịch dưới nắp capô. Cần châm thêm nếu các dung dịch này thiếu hụt. Vào mùa mưa, cần đảm bảo gạt mưa vẫn hoạt động tốt, không bị mòn. Cuối cùng là kiểm tra hệ thống đèn trước và sau của xe.

cach-tu-kiem-tra-4-loai-dung-dich-quan-trong-tren-xe-truoc-m-1713950308.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=koB-EeSAhsOBlHztaMk8Qw
Cách tự kiểm tra 4 loại dung dịch quan trọng trên xe trước mỗi chuyến đi dài

Cách tự kiểm tra các loại dung dịch trên xe trước mỗi chuyến đi. Video: Hồ Tân

Ngoài ra, tài xế cũng nên tìm hiểu về đường cao tốc hai làn sẽ di chuyển trên cung đường, nắm rõ các thông tin như số lượng dải dừng khẩn cấp, vị trí của những điểm này, số điện thoại của lực lượng cứu hộ trên cao tốc để chủ động hơn nếu có sự cố xảy ra.

Việc lưu thông trên cao tốc có 2 lần xe cần nhiều sự tập trung của tài xế, do đó cần đảm bảo ngủ đủ giấc, tinh thần tỉnh táo ở mức cao nhất trước mỗi chuyến đi.

Kỹ năng lái xe trên cao tốc hai làn

Khi lưu thông trên cao tốc hai làn, tài xế cần đưa xe di chuyển ở làn phía bên phải nếu đi dưới tốc độ tối đa cho phép, chừa làn bên trái cho những phương tiện di chuyển với tốc độ tối đa hoặc muốn vượt. Bên cạnh đó, không di chuyển song song vì việc này làm giảm tầm quan sát của các phương tiện phía sau. Nếu xe có trang bị các tính năng an toàn chủ động như tự động giữ làn hoặc ga hành hình có duy trì khoảng cách với xe phía trước, tài xế nên tận dụng các tính năng này để lái xe an toàn hơn.

Ngoài ra, cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản khi đi cao tốc, như giữ khoảng cách theo "nguyên tắc 3 giây", nếu tầm nhìn hạn chế vì thời tiết có thể nâng lên thành 4, 5 hoặc 6 giây. Trước khi thực hiện việc chuyển làn cần phải có tín hiệu xi-nhan, và không dùng đèn chế độ pha khi có các xe ở đối diện di chuyển lại gần, vì điều này khiến các tài xế khác chói mắt, giảm tầm nhìn, tăng khả năng xảy ra tai nạn.

Nếu xe có sự cố, cần đưa xe vào dải dừng khẩn cấp nếu có thể. Khi dừng cần bật đèn khẩn cấp (hazard) và đặt các chóp nón, tam giác cảnh báo ở phía sau. Không đứng ở phía đuôi xe, thay vào đó di chuyển lên phía đầu, hoặc đi ra ngoài phần đường cho xe chạy. Liên hệ với lực lượng chức năng hoặc cứu hộ càng sớm càng tốt khi có sự cố.

cach-su-dung-tam-giac-phan-quang-khi-xe-gap-su-co-1710214802.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=UcUzzjb8FbDardke8NaP7w
Cách sử dụng tam giác phản quang khi xe gặp sự cố

Cách sử dụng tam giác phản quang khi xe gặp sự cố. Video: Hồ Tân

Cuối cùng, nếu phát hiện có xe dừng ở những đoạn đường không có làn khẩn cấp, các tài xế khác nên giảm tốc độ, bật đèn hazard để báo hiệu nguy hiểm có các phương tiện phía sau, chỉ tăng tốc khi đã vượt qua xe đang dừng.

Hồ Tân

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020