Chuyên mục  


Ngồi trên tầng 20 căn chung cư ở quận ven đô Hà Nội, nhìn đám sương mù dày đặc che kín cả thành phố, lòng tôi nặng trĩu. Tiếng hắt xì kèm dòng nước mũi xanh lè của cậu con trai 17 tháng tuổi càng khiến tôi thêm chán nản.

Suốt cả tuần qua, thằng bé đã liên tục ở tình trạng sổ mũi, khò khè. Người làm mẹ như tôi cảm thấy thương con và bất lực vô cùng. Càng buồn hơn khi nghe báo đài liên tục nhấn mạnh về chất lượng không khí ở Hà Nội ô nhiễm bậc nhất thế giới. Tình trạng ô nhiễm như thế, đến người lớn còn cảm thấy khó thở mỗi khi ra đường, huống chi một đứa trẻ hệ miễn dịch kém lại còn có tiền sử hằng hà sa số lần phải uống kháng sinh.

oig-1-1704561037770483614980-1704614010759-17046140110861582630855.jpg

Ảnh minh họa.

Khi con 1,5 tháng tuổi, thằng bé đã phải nằm viện tiêm kháng sinh 1 tuần vì viêm phổi. Bế con đi 3 bệnh viện để tìm chỗ điều trị khiến tôi không thể kìm nén được nước mắt. Thế rồi, nhìn bàn tay bé xíu yếu ớt của con bị mũi kim tiêm chọc vào lòng tôi đau nhói không lời nào diễn tả được. Tôi không hiểu vì sao, với kinh nghiệm chăm con lần thứ 2 rồi mà lại để con ra nông nỗi ấy. Tôi tự trách mình và dằn vặt vô cùng nhưng rồi vẫn cố nén lại để chăm sóc con cho tốt.

Ở viện về được vài ngày, thằng bé lại lên cơn sốt, tôi vội vàng bắt taxi đưa con vào viện và một lần nữa được chẩn đoán viêm phế quản phổi. Tôi như chết điếng, không hiểu tai họa gì đang ập xuống đứa con bé xíu của mình.

Rồi những tháng sau đó, tháng thứ 3, thứ 4, thứ 5... con tôi đi viện rồi uống thuốc kháng sinh "đều như cơm bữa" vì cùng một nguyên nhân mà bác sĩ kết luận: viêm phế quản. Đến nỗi mà, những đứa trẻ khác nhìn thấy máy khí dung thì sợ hãi, khóc lóc. Còn con tôi, dường như thằng bé vô cùng dễ chịu mỗi khi được khí dung nên tỏ ra thích thú. Nhìn con ngủ thiếp đi trên tay mình mồi lần khí dung, chắc có lẽ vì dễ thở hơn, tôi buồn lắm, bất lực vô cùng.

Tôi không biết mình đã sai ở đâu, lạc lối chỗ nào khi để đứa con bé bỏng của mình rơi vào vòng luẩn quẩn đau bệnh triền miên như thế.

Tôi càng cố gắng bao nhiêu thì dường như mọi thứ càng trở nên tồi tệ hơn. Khi con được 9 tháng tuổi, thằng bé lên cơn sốt cao, khó hạ. Tôi lập tức đưa con đến bệnh viện và được chỉ định tiêm kháng sinh và truyền dịch. Khi mũi tiêm đầu tiên vừa truyền vào người con xong, thằng bé bỗng nổi ban ở khắp tay và mặt như người bị dị ứng thời tiết. Bằng linh cảm của người mẹ, tôi thấy có gì đó không ổn nên lập tức báo bác sĩ.

  • Sau 60 tuổi, tôi nghe theo 4 yêu cầu của vợ, giờ hạnh phúc, ung dung, chẳng cần dựa vào con cái

  • Sau 65 tuổi, tôi nhận ra không làm 4 việc này cho con cái là cách để hạnh phúc, bảo vệ mình lúc xế chiều

  • Về già nằm một chỗ trên giường mới tỉnh ngộ: Điểm tựa không phải bạn đời hay con cái, mà là 2 thứ này!

Con tôi tím tái người, quấy khóc không ngừng. Nhìn vẻ mặt bác sĩ, tôi hiểu con mình đã rơi vào tình huống xấu đến mức nào. Tôi sợ hãi. Run rẩy. Lồng ngực như có gì đó nén chặt khiến tôi khó thở vô cùng.

Ngay sau đó, bác sĩ đã tiêm cho con mũi thuốc Adrenaline. 30 phút sau thằng bé trở lại bình thường và được kết luận sốc phản vệ, nghi dị ứng kháng sinh. Giây phút ấy tôi mới hiểu Tử thần đã suýt cướp con khỏi tay tôi, mẹ con tôi đã đứng giữa lằn ranh sinh tử đáng sợ như thế.

2 tháng sau, con lại phải nhập viện vì kết quả xét nghiệm sốt xuất huyết kèm nhiễm khuẩn máu. Vì đã có tiền sử phản vệ nên bác sĩ không vội vàng tiêm mà cho uống thuốc nhưng không cắt được sốt. Con tôi được chỉ định chuyển viện.

Lúc này, nỗi đau trong tôi có lẽ không còn như lúc nhìn thấy mũi tiêm đâm vào tay thằng bé lúc 1,5 tháng tuổi. Nó là cảm xúc chai sạn khi đã quá nhiều lần phải đưa con đi viện, lấy máu rồi nằm viện. Tôi tự trách bản thân vô cùng nhưng chồng tôi lấy cớ an ủi rằng em đã làm tốt rồi, có chăng là do hiện tượng hậu Covid-19. Khi tôi mang bầu thằng bé lúc 20 tuần, tôi bị nhiễm Covid-19.

oig-3-1704561348325275758673-1704614011985-1704614012426162314594.jpg

Ảnh minh họa.

Có thể mọi người không tin nhưng chúng tôi đã phải bán căn nhà đầu tiên mà 2 vợ chồng tích cóp, vay mượn mua được để chuyển ra nơi thoáng hơn với mục đích cho con... đỡ ốm hơn. Nói vậy để thấy, ngay cả chuyện bán nhà mà tôi không ngại thì không còn cách nào mà tôi không thử.

Nghe lời bác sĩ, tôi vệ sinh nhà cửa cẩn thận, không để nấm mốc phát triển, thay ga trải giường thường xuyên, mua máy hút bụi, được cái chồng tôi không hút thuốc, cho con vận động thường xuyên, chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng... nhưng tình hình không mấy khả quan.

Cứ mỗi lần thằng bé sổ mũi là tôi đã bắt đầu lo rồi. Vì chỉ hôm sau nó sẽ bắt đầu khó thở, thở mệt và thậm chí là khò khè.

photo2024-01-0700-03-10-17045606953721555793404-1704614013222-17046140134199476494.jpg

Những ngày này, chất lượng không khí Hà Nội tệ như thế, tôi lại càng thấy lo. Lo cho hiện tại và cả tương lai của con...

Ô nhiễm không khí đáng sợ như thế nào đối với trẻ nhỏ?

Theo thông tin trên trang web của WHO, mỗi ngày, khoảng 93% trẻ em trên thế giới dưới 15 tuổi (1,8 tỷ trẻ em) phải hít thở không khí ô nhiễm đến mức khiến sức khỏe và sự phát triển của các em gặp nguy hiểm nghiêm trọng. Điều nghiêm trọng là nhiều em đã tử vong.

WHO ước tính năm 2016 có 600.000 trẻ em chết vì nhiễm trùng đường hô hấp dưới cấp tính do không khí ô nhiễm.

Báo cáo mới của WHO về ô nhiễm không khí và sức khỏe trẻ em: Ô nhiễm không khí xung quanh (bên ngoài) và trong nhà có tác động lớn đối với sức khỏe của trẻ em trên thế giới, đặc biệt là ở các nước thu nhập thấp và trung bình. Bên cạnh đó, khi phụ nữ mang thai tiếp xúc với không khí ô nhiễm, có nhiều khả năng sinh non và sinh con nhẹ cân.

Ô nhiễm không khí cũng ảnh hưởng đến sự phát triển thần kinh và khả năng nhận thức, đồng thời có thể gây ra bệnh hen suyễn và ung thư ở trẻ em.

Trẻ em tiếp xúc với mức độ ô nhiễm không khí cao có thể có nguy cơ cao hơn mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim mạch trong cuộc sống về sau.

Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, Tổng Giám đốc WHO cho biết: "Không khí ô nhiễm đang đầu độc hàng triệu trẻ em và hủy hoại cuộc sống của chúng. Mọi trẻ em đều cần được hít thở không khí trong lành để phát triển và phát huy hết tiềm năng".

Một lý do khiến trẻ em đặc biệt dễ bị tổn thương trước tác động của ô nhiễm không khí là vì chúng thở nhanh hơn người lớn và do đó hấp thụ nhiều chất ô nhiễm hơn. Chúng cũng sống gần mặt đất hơn, nơi một số chất ô nhiễm đạt nồng độ cao nhất, vào thời điểm não và cơ thể vẫn đang phát triển.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng dễ bị ô nhiễm không khí trong nhà hơn ở những ngôi nhà thường xuyên sử dụng nhiên liệu và công nghệ gây ô nhiễm để nấu ăn, sưởi ấm và chiếu sáng.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020