Chuyên mục  


Sau cuộc chiến với phần thắng thuộc về hãng điện thoại Phần Lan, Daimler lại thua một hãng Nhật. Những vụ kiện tụng đều xuất phát từ thực tế rằng ôtô càng nhiều màn hình thì cùng cần nhiều công nghệ, trong đó có công nghệ di động. Cả hai lần thua đều ở Đức, và hãng mẹ của Mercedes đều phải đối mặt với nguy cơ bị cấm bán ngay tại quê nhà.

Theo phán quyết của tòa án hồi tháng 8, Daimler đã sử dụng không xin phép công nghệ của hãng di động Phần Lan trên các mẫu xe có kết nối. Lần này, tập đoàn Đức cũng có thể bị mất quyền sử dụng bản quyền công nghệ tương tự vào tay hãng điện tử Nhật Bản.

Mercedes-1-3603-1600057935.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=TY5e8w_7u5Yv6PUlnbs2Dg

Nội thất S-class thế hệ mới, với màn hình trung tâm kích thước 12,8 inch. Ảnh: Bloomberg

Daimler đã sử dụng công nghệ di động trên các sản phẩm (không được nêu cụ thể) mà không xin phép từ đơn vị sở hữu bản quyền. Đây cũng là vấn đề khiến một loạt các chủ sở hữu bản quyền - phần lớn là các hãng công nghệ - lao vào các cuộc chiến pháp lý suốt bao năm qua nhằm giành lại công bằng. Lúc này, Nokia và Sharp đã chiến thắng trước những "gã khổng lồ" của ngành công nghiệp ôtô.

Cũng giống phiên tòa với Nokia, Sharp có thể áp dụng lệnh cấm bán xe đối với Mercedes, hãng con của Daimler, ngay tại Đức. Nhưng Daimler không dễ dàng bỏ cuộc. Thương hiệu Đức đã nộp đơn kháng cáo. Đồng nghĩa Sharp có thể phải thế chấp 6,5 tỷ USD trước khi muốn cấm đối thủ bán xe. Trong trường hợp bên kháng cáo thắng kiện, đây sẽ là khoản tiền bồi thường cho những mất mát liên quan.

Với Nokia, khoản thế chấp là 8,3 tỷ USD. Nhưng hãng điện thoại Phần Lan chưa nộp đồng nào, vì thế Daimler vẫn chưa phải dừng bán xe tại Đức.

Mỹ Anh (theo Automotive News)

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020