Chuyên mục  


Dịp Tết nguyên đán năm 2025, người dân có được đốt pháo hay không?

Theo Khoản 1, Điều 3 thuộc Nghị định 137/2020/NĐ-CP của Chính phủ về việc quản lý, sử dụng pháo quy định:

“1. Pháo là sản phẩm có chứa thuốc pháo, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra phản ứng hóa học nhành, mạnh, sinh khí, tạo ra hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, gây ra tiếng nổ hoặc không gây ra tiếng nổ.

Pháo bao gồm: Pháo nổ, pháo hoa.

a) Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian;

Pháo nổ gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian được gọi là pháo hoa nổ;

hanh-vi-dot-phao-trong-ngay-tet-bi-xu-phat-the-nao-2340.jpg

Pháo hoa nổ tầm thấp là quả pháo có đường kính không lớn hơn 90 mm hoặc tầm bắn không vượt quá 120 m. Pháo hoa nổ tầm cao là quả pháo có đường kính trên 90 mm hoặc tầm bắn trên 120 m;

b) Pháo hoa là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện tạo ra các hiệu ứng âm thanh, ánh sáng, màu sắc trong không gian, không gây ra tiếng nổ.”.

Theo quy định tại Điều 11 thuộc Nghị định số 137/2020/NĐ-CP thì pháo hoa nổ do Nhà nước sử dụng và bắn vào những ngày lễ lớn trong năm như Tết Nguyên đán, Giỗ Tổ Hùng Vương, Ngày Quốc khánh.

Tại Điều 17 thuộc Nghị định số 137/2020/NĐ-CP quy định về việc sử dụng pháo hoa cụ thể như sau:

+ Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ sẽ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, lễ cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.

+ Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa sẽ chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.

Như vậy, nhân dịp Tết Nguyên đán 2025, người dân chỉ có thể sử dụng pháo hoa (được mua của các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh).

Pháp luật nghiêm cấm các hành vi tàng trữ pháo trái phép

phaohoa-17031589757411650775012-0-0-450-720-crop-1703158984397171899638-2341.jpg

Theo khoản 1 Điều 5 thuộc Nghị định số 137/2020/NĐ-CP quy định nghiêm cấm các hành vi nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, hoặc tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ.

Trừ trường hợp các tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng đã được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, hoặc cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định số số 137/2020/NĐ-CP.

Hành vi tàng trữ pháo trái phép mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt từ 10 triệu đồng cho đến 20 triệu đồng theo điểm e khoản 4 thuộc Điều 11 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP với các hành vi vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc các nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo.

Tuy nhiên, mức phạt này sẽ áp dụng với cá nhân vi phạm, trường hợp nếu tổ chức có hành vi vi phạm tương tự thì sẽ phạt gấp đôi (quy định tại khoản 2 thuộc Điều 4 Nghị định số 144/2021/NĐ-CP).

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020