Mỗi đứa trẻ đều là "bảo bối", được cha mẹ dành mọi sự ưu tiên. Cha mẹ nào cũng mong con mình lớn lên mạnh khỏe, hạnh phúc, tự tin. Con có một cuộc sống hòa đồng, vui vẻ, không bị bạn bè cô lập hay bắt nạt.
Nhưng luôn có một số trẻ trở thành mục tiêu bị bắt nạt, bị bạo hành học đường. Nhiều cha mẹ không khỏi buồn phiền, than thở tại sao con mình dễ dàng bị bắt nạt như vậy? Sao con không có biện pháp đối phó tình trạng trên?
Cha mẹ trách mắng con không dũng cảm tự bảo vệ bản thân nhưng không nghĩ một phần nguyên nhân cũng thuộc về cha mẹ. Thực tế, có nhiều đứa trẻ dễ bị bắt nạt là do cách giáo dục của cha mẹ mà cha mẹ đang không chú ý.
Khi thấy con đi học bị bắt nạt, nhiều cha mẹ không chịu tìm hiểu nguyên nhân mà đã vội phán xét: "Tại sao bạn không bắt nạt người khác mà chỉ bắt nạt con? Có phải trông con quá yếu đuối?" hay "Tay của con chỉ để trang trí à? Con không dám đánh lại à?"… Những câu nói thể hiện rõ sự châm biếm khiến trẻ rơi vào trạng thái tổn thương nặng nề.
Khi thấy con đi học bị bắt nạt, nhiều cha mẹ không chịu tìm hiểu nguyên nhân mà đã vội phán xét khiến con tổn thương. Ảnh minh họa
Khi trẻ chia sẻ vấn đề tiêu cực đang gặp phải, trẻ rất muốn được cha mẹ đồng cảm, thấu hiểu và đưa ra phương án giải quyết. Nhưng trong mắt nhiều bậc phụ huynh, họ coi con là những đứa trẻ nhút nhát, yếu kém mới dễ bị bắt nạt. Và cách làm của họ là châm biếm với mong muốn con sẽ vùng lên chống trả, trở nên dũng cảm hơn.
Tuy nhiên, cách làm này là sai lầm, càng khiến trẻ trở nên nhút nhát, tự ti và mặc cảm. Từ đó biến trẻ thành mục tiêu bị bắt nạt.
Thậm chí, trong mắt nhiều phụ huynh, họ cho rằng đây là vấn đề vụn vặt, không đáng quan tâm. Họ "bình chân như vại", chỉ nhắc nhở đứa trẻ bắt nạt con mình phải xin lỗi và lần sau không được tái phạm.
Cha mẹ kiểu này không quan tâm đến suy nghĩ, cảm xúc của con. Họ giải quyết chuyện qua loa, an ủi con bằng những câu như: "Không sao đâu, chuyện nhỏ mà", "Mẹ sẽ bảo bạn xin lỗi con, có gì to tát đâu!",…
Cách này chỉ giải quyết được phần ngọn, chứ không giải quyết được gốc rễ vấn đề. Trẻ sẽ cảm thấy ấm ức, chưa đòi lại được công bằng và không biết cách đối diện khi bị bắt nạt. Dần dần trẻ sẽ trở nên mặc cảm, tự ti và không chia sẻ với cha mẹ những khó khăn trong cuộc sống.
Cha mẹ nên giải quyết như thế nào khi con mình bị bắt nạt?
1. Hỗ trợ con cái
Cha mẹ nói với con mình rằng "đó không phải là lỗi của con, thật tốt khi con có thể chia sẻ khó khăn của mình cho cha mẹ biết thay vì chịu đựng một mình".
2. Khai sáng nhận thức của trẻ
Sau khi bị bắt nạt, cảm giác tuyệt vọng, vô vọng, bất lực có thể khiến trẻ trầm cảm. Điều cha mẹ cần làm là xoa dịu cảm xúc, khai sáng nhận thức của con về vấn đề bạo lực.
Cha mẹ có thể nói với con rằng, họ sẽ cùng con giải quyết vấn đề này, khuyến khích con nói ra cảm xúc của mình như thế nào. Cha mẹ cũng có thể kể cho con nghe về việc mình lúc nhỏ cũng từng rơi vào trường hợp tương tự như vậy.
Sau khi bị bắt nạt, cảm giác tuyệt vọng, vô vọng, bất lực có thể khiến trẻ trầm cảm. Ảnh minh họa
3. Tận dụng cơ hội để hướng dẫn trẻ và phân biệt rõ ràng ranh giới bắt nạt
Mặc dù hầu hết các bậc cha mẹ sẽ lo lắng khi con mình bị bắt nạt, nhưng việc bắt nạt cũng sẽ giúp trẻ biết được điều gì nên làm và không nên làm.
Trẻ cần phân biệt xung đột thông thường và bị bắt nạt, phán đoán đó là hành vi cố ý hay vô tình, xảy ra thường xuyên hay thỉnh thoảng, có nhắm tới mục tiêu cụ thể là ai hay một số người không...
Ngoài ra, cha mẹ nói cho trẻ biết đừng đến những nơi mà những kẻ bắt nạt thích đến, chẳng hạn như những nơi mà giáo viên sẽ không đi qua hoặc góc khuất ít người thấy. Nếu có thể, hãy cố gắng đi cùng một người bạn.
Cha mẹ nói với trẻ rằng, hầu hết những đứa trẻ cố tình làm tổn thương người khác đều không muốn bị giáo viên bắt quả tang. Trẻ có thể la hét, nói to để thu hút sự chú ý của người khác, để những đứa trẻ muốn bắt nạt sẽ sợ hãi bỏ chạy.
Trẻ cũng có thể áp dụng chiến thuật tự vệ đó là rời khỏi một tình huống mà bản thân cảm thấy không an toàn.
Nếu bị bắt nạt tại lớp, trẻ cần thông báo với giáo viên và những người lớn khác về những gì vừa xảy ra và yêu cầu được giúp đỡ.
Trong trường hợp không thể bỏ đi hay nhờ người khác giúp đỡ, trẻ chỉ có thể tự bảo vệ mình bằng cách chống trả. Vì vậy, cha mẹ có thể dạy con cách phòng tránh thương tích trong cuộc sống hàng ngày.
Ví dụ: Bắt nạt và các tình huống nguy hiểm hơn có thể sử dụng các kỹ thuật tự vệ khác nhau, chẳng hạn như đá vào ống chân của ai đó, véo vào chân hoặc cánh tay. Bằng cách này, kẻ bắt nạt sẽ di chuyển và trẻ có thể chạy đến nơi an toàn.
Tóm lại, vấn đề trẻ bị bắt nạt rất phổ biến trong quá trình trẻ đi học ở trường. Vì vậy, ngay từ sớm cha mẹ nên nói rõ cho con biết về cách ứng xử nếu chẳng may bản thân rơi vào trường hợp này.
GĐXH - Nhà trị liệu gia đình nổi tiếng người Mỹ - Satya tin rằng: Ảnh hưởng của gia đình nguyên thủy đối với con cái vô cùng chặt chẽ. Một gia đình hạnh phúc sẽ có lợi hơn cho sự phát triển của trẻ.
GĐXH - Những đứa trẻ hạnh phúc có xu hướng thành công hơn, làm việc hiệu quả hơn và mối quan hệ xã hội cũng tốt hơn khi trưởng thành.